Muốn thu được nhiều cá, bạn nên quan tâm nhiều đến kỹ thuật móc mồi
câu cá để làm sao khi cá cắn mồi sẽ mắc ngay lưỡi câu một cách đơn giản
và hiệu quả. Tôi xin chia sẻ một số kỹ thuật móc mồi câu cá để bạn thu được nhiều chiến lợi phẩm trong hành trình đi câu thú vị của mình.
Phương pháp móc mồi
Tùy theo loại mồi câu và đối tượng ta cần câu mà có phương pháp móc mồi khác nhau. Yêu cầu cơ bản với kỹ thuật móc mồi như sau:
- Không để mồi xoay quanh lưỡi câu trong quá trình đang câu.
- Không thể cá phát hiện ra lưỡi câu có trong mồi.
- Cố gắng tạo hình dạng mồi càng giống ở trạng thái tự nhiên càng tốt.
Các
chú ý trên là cần thiết, bởi vì nếu mồi xoay quanh lưỡi câu có thể làm
cho ngạnh lưỡi câu bị xoay hướng khó móc vào miệng cá khi cá ăn mồi và
lưỡi có thể bị ló ra ngoài, cá sẽ phát hiện ra lưỡi câu. Mặt khác dạng
mồi nếu giống với dạng tự nhiên của các đối tượng mà cá thích ăn: trùng,
tép nhỏ, cá con,… sẽ gây thích thú bắt mồi của cá, do vậy người ta
thường móc mồi sao cho hình dạng mồi gân giống tư thế vận động tự nhiên
của các đối tượng này.
Nếu mồi là những mạnh vụn nhỏ (trứng kiếng) ta nên cố gắng gói (bao bọc) hoặc trộn chất kết dính để tránh vỡ mồi khi câu.
Mắc mồi câu |
Móc mồi câu bằng giun
Trùn
đất là món mồi phổ biến được nhiều tay câu chuyên nghiệp sử dụng vì
loại mồi này rất nhạy bén với các loại cá trắng hay cá da trơn.
Môi
trường sống của trùn cũng có khá đơn giản nên món mồi này có rất nhiều
trong tự nhiên hoặc được nuôi dễ dàng nên các tay câu có thể chủ động
được loại mồi này. Tùy vào loại cá mà bạn chọn trùn có kích thước khác
nhau.
Khi sử dụng trùn làm mồi câu, bạn nên chú ý kinh nghiệm của
các dân câu là móc 2/3 con trùn xuyên qua lưỡi câu từ đầu đến đuôi để
dấu đi lưỡi câu nhằm tránh làm cá phát hiện ra. Bên cạnh đó, bạn có thể
áp dụng cách móc khác như móc 1/3 phần đầu trùn cho để lộ móc câu, sau
đó tiếp tục móc 2/5 đuôi trùn vào rồi dùng kéo cắt làm đôi trùn. Ngay
phần cắt của trùn sẽ phát ra mùi rất lạ có sức hút lớn với cá.
Móc nhái
Móc
nhái bạn có thể móc theo kiểu móc đầu là móc lưỡi câu xuyên qua phía
sau chân phải của nhái rồi móc xuyên dưới mép phải lên mắt phải sau đó
qua mắt trái và gài chống vướng. Lúc này nhái chỉ còn 1 chân được thả
lỏng, cá thể cử động trong nước giúp cá phát hiện con mồi dễ dàng.
Móc
đuôi là móc phía dưới bụng luồng qua xương đuôi và vòng qua lưng của
nhái rồi gài chống vướng. Móc tròn là móc câu xuyên qua chân phải đằng
sau của nhái rồi xuyên từ mép phải lên mắt phải tiếp tục móc xuyên qua
bàn chân trái và gài chống vướng.
Móc cá con
Thông
thường, cách móc cá rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng lưỡi câu đôi móc
xuyên qua người cá để lưỡi câu dính chặt vào thân cá sao cho khi cá cắn
mồi sẽ ngay lập tức mắc câu.
Kỹ thuật móc mồi câu cá đối với các loại tôm hay mực tươi cũng áp dụng tương tự như trên. Nhưng hầu hết muốn móc mồi hiệu quả, bạn phải xác định được loại cá muốn câu để nắm vững đặc tính cắn mồi nhằm đưa ra phương pháp hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị đồ câu cần thiết như cần câu, dây câu, phao câu và đặc biệt là lưởi câu chuyên dụng.
Kỹ thuật móc mồi câu cá đối với các loại tôm hay mực tươi cũng áp dụng tương tự như trên. Nhưng hầu hết muốn móc mồi hiệu quả, bạn phải xác định được loại cá muốn câu để nắm vững đặc tính cắn mồi nhằm đưa ra phương pháp hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị đồ câu cần thiết như cần câu, dây câu, phao câu và đặc biệt là lưởi câu chuyên dụng.
Kỹ thuật câu cá
Câu
là một kỹ thuật đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố: Kinh nghiệm, lòng
kiên trì, sự hiểu biết sâu sắc về tính cách, trạng thái, tình cãm của
đối tượng câu và các thủ thuật như đánh lừa, kích thích, lôi kéo, dụ dỗ,
đe dọa,… cũng cần nên được kết hợp nhuần nhuyển với nhau nhằm tăng tính
hiệu quả trong khi câu. Người câu có làm được như thế thì việc thực
hành câu mới mang lại được hiệu quả và sản lượng cao như ta mong muốn.
Mỗi lần câu hụt sẽ làm cho đối tượng câu cảnh giác, nghi ngờ, hiệu quả
khai thác kém và đôi khi không thể câu lại được ở những lần tiếp theo.
Tóm lại để có thể thực hành câu đạt hiệu suất cao ta cần thực hiện các phương châm sau:
- Kiên trì.
- Chọn thời điểm thích hợp. Nhất là khi cá đói và ham bắt mồi nhất.
- Phải gây được sự kích thích bắt mồi của cá, bằng mùi vị, tiếng động, ánh sáng,…
- Chọn đúng loại mồi cho từng đối tượng câu.
- Đưa mồi đến gần khu vực có cá.
- Thời điểm giựt dây câu tùy vào từng loại đối tượng câu. Cá thực sự ăn mồi thì mới giựt câu.
- Không để cá phát hiện người câu.
Nếu
bạn muốn đạt hiệu quả cao trong chuyến đi câu của mình, tìm hiểu kỹ
thuật móc mồi câu cá sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Bạn cũng có thể tìm
hiểu thêm kỹ thuật gài nhiều mồi câu vào móc câu, nó sẽ giúp bạn thu
được nhiều chiến lợi phẩm trong hành trình câu đầy thú vị.
No comments:
Post a Comment