Những câu chuyện truyền tai về việc bốc mộ phát hiện cá trê trong hòm có thể khiến không ít người kinh hồn bạt vía, song đối với những người dân sống ở các khu sình lầy, ngập nước như ở Nông Cống, Thanh Hóa thì đây lại không phải là chuyện hiếm.
Theo lời kể của ông Vũ Hữu B. (56 tuổi, ở xã Thăng Bình, huyện Nông Cống, Thanh Hóa), thời điểm bốc mộ sang cát cho cụ cố (ông nội của ông) diễn ra vào khoảng giữa tháng 3 Âm lịch năm 1992. Lúc ấy thời tiết vẫn còn lạnh căm căm, cả đoàn gồm 12 người đi đào mộ chân trần, quần xắn cao bì bõm lội tiến vào khu nghĩa địa của làng
ở giữa cánh đồng, cách bờ sông khoảng 100m. Ông cho biết, đất vùng này là dạng sình lầy do ngập nước quanh năm.
Đội thợ tay cuốc tay xẻng hì hụi đào từ lớp đất trên rồi đến lớp đất
dưới của ngôi mộ. Và sau khi các lớp bùn đất được lấy đi, sâu cách mặt
nền khoảng hơn 1m, nắp quan tài hiện ra.
Cá trê ưa sống ở những hang tối dưới lòng đất ẩm ướt, sình lầy |
“Thông thường, khi nhìn thấy áo quan, người ta sẽ tiến hành các thủ
tục kéo quan, thu hài cốt và sang tiểu. Tuy nhiên, điều làm cả đám người
ngạc nhiên là dưới lớp áo quan liên tục phát ra tiếng động khiến mọi
người sợ hãi. Giữa đêm khuya, ngoài đồng không quạnh vắng, đám người
không ai bảo ai, nín thở nép vào nhau” – ông B. kể lại câu chuyện với
giọng hồi hộp.
Ông B. cho hay, lúc ấy, ông cụ thân sinh ra ông (chủ dẫn đoàn đào mộ)
cũng hơi “lạnh gáy” nhưng vì quay sang tứ phía thấy tất cả mọi người đều
đứng bất động nên ông lấy hết sức bình sinh, nói giọng run run: “Mọi
người đứng xa ra, chắc có ông hổ trâu chui vào hang đất sâu dưới này nên
mới có tiếng động vậy”.
Và sau khi mọi người tản ra thành một vòng tròn lớn quanh mộ, ông cụ
xắn tay áo vào từ từ mở nắp áo quan. Sau khi cỗ ván được lật, ông kêu
lên thất kinh. Dưới ánh sáng của 3 ngọn đèn măng-sông, một đàn cá trê
vàng rộm bò lúc nhúc trong quan tài.
Sau khi nghe tiếng kêu của ông cụ, đám người đào mộ chạy lại và cùng
ngó xuống huyệt. Bầy cá trê khiến ai nấy đều sợ hãi vì họ không biết bầy
cá làm cách nào mà có thể chui vào thành lập “lô-cốt” ngay trong quan
tài. Tuy nhiên, sau khi lấy hết can đảm bứng hết số cá lên mặt đất, tiến
hành các thủ tục dọn rửa hài cốt và sang tiểu cho cụ cố xong xuôi, đoàn
người đào mộ mới phát hiện một phần đáy của chiếc quan tài bị đục
ruỗng, thông với phía dưới là mấy cái hang nhỏ, mỗi hang to bằng 4-5 lỗ
cua.
“Vì nghĩa địa của làng là khu sình lầy, quanh năm ngập nước nên có thể
sau khi chôn cất mấy năm, hòm gỗ bị mục ruỗng. Mà đặc tính của loài cá
này là ưa chỗ ẩm ướt sình lầy và thường sống thành từng bầy trong hang
hốc nên khi có quan tài có khe hở, thông với các hốc sâu dưới lòng đất
bùn thì chúng chui vào đây. Có điều, chúng tôi không ngờ chúng lại có
thể sống dưới mộ nhiều đến vậy” – ông B. giải thích.
Theo lời ông kể, sau khi cá trê được đưa lên khỏi hố, đám thợ đào mộ
đem cá đổ ra khu ruộng sau ngay cạnh đó. Số cá này ước chừng phải đến
gần 2 chục kg, to nhỏ đủ loại. Con lớn nhất nặng khoảng 6-7 lạng.
“Chuyện cá trê
ở dưới mộ người chết ở khu vực nghĩa địa của làng lâu nay không phải là
chuyện hiếm. Có điều số lượng không nhiều, chỉ vài con và đôi khi chúng
làm hang ngay phía ngoài của quan tài. Khi đào trúng chỗ hang này thì
cá chui lên, cũng đôi khi người ta bắt được cả lươn nữa. Còn chuyện bốc
mộ là “vớt” luôn cả mấy chục cân cá trê giống như trường hợp của gia đình tôi là chuyện ít thấy” – ông B. cho hay.
No comments:
Post a Comment