Câu cá đã trở thành thú vui và niềm đam mê của nhiều người. Từ những
người về hưu, Trí thức, Doanh nhân, công nhân, sinh viên, học sinh...Sau
những ngày làm việc và học tập, căng thẳng, Cuối tuần rủ bạn bè, hoặc
gia đình, mang cần ra sông, hồ, biển, hoặc các điểm dịch vụ câu cá, thả
cần, chăm chú vào chiếc phao, giật được những chú cá từ nhỏ cho tới to,
thật không có gì thú vị và sảng khoái hơn và con người cảm thấy gần
thiên nhiên hơn. Đó là cách xả stress hữu hiệu nhất để tuần sau làm việc
hiệu quả hơn.
Đi câu ai chẳng mong mình câu được nhiều cá, nhưng để đạt được điều
này, người đi câu phải có những kiến thức cơ bản từ việc mua và chọn cần
câu và dụng cụ phụ trợ câu cá, phương pháp buộc dây, làm thẻo, làm mồi
xả, mồi câu, cách móc mồi, sử dụng mồi cho từng loại cá. Quan trọng hơn
cả là phương pháp câu cho từng bộ môn câu như: câu biển, câu sông, câu
suối,câu hồ...v.v. và thủ thuật để câu được nhiều cá.
Hùng sẽ giới thiệu với các bạn những kiến thức cơ bản về câu cá. Bài
viết được biên soạn nội dung từ việc dich thuật, học hỏi kinh nghiệm của
nhiều người và kinh nghiệm bản thân, do vậy còn nhiều thiếu sót mong
các bạn thông cảm và bổ xung thêm cho hoàn chỉnh để nhiều người có được
kiến thức cơ bản về câu cá hoàn thiện nhất.
1/ Sức lôi cuốn của bộ môn câu cá trên biển.
Từ Móng cái cho đến tận mũi Cà Mau, Việt nam chúng ta có hơn 2000km bờ biển và một số đảo và quần đảo, nguồn hải sản rất phong phú và cũng có rất nhiều điểm câu đa dạng cho việc câu cá.
Mặc dù khoa học đã phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Các thiết bị câu biển rất hiện đại như máy định vị (GPS ) để lưu giữ tọa độ điểm câu, máy tầm ngư ( Fishfinder ) để dò được đàn cá, nhưng biển cả vẫn rất bí hiểm ở chỗ tả chẳng biết được con gì sẽ cắn câu và ta sẽ câu được con gì, hoặc vô tình ta câu được đúng chỗ có những dòng nước ngầm hội tụ là những chỗ có nhiều cá to. Vì vậy nó có sức lôi cuốn đến kỳ lạ.
Bãi câu biển là những nơi có rạng đá ngầm, bãi san hô, Các bờ đá, các cảng, cửa sông..... Ở những khu cực này có hàng trăm loại cá biển sinh sống, nhưng chỉ có một số loại cá hay cắn câu ( khoảng 50 loại ).
A/ Câu bờ biển ( Surfcasting )
Thường câu ở những khu vực có bãi cát trải dài từ bờ ra xa dần hàng km. đáy biển ở đây có những chỗ nông, sâu khác biệt do sóng biển tạo nên. Chỗ sâu là chỗ có nhiều cá tụ lại để tìm mồi, do vậy người câu phải nhận biết chỗ sâu hơn và nem mồi vòa đó thí mới có kết quả. Điều này đòi hỏi người câu phải có nhiếu giờ câu bờ thì mới nhận biết được bằng một dải sóng cuộn lên và chỗ không có sóng cuộn lên chính là điểm sâu hơn. Cần câu bờ chúng ta thường dùng là loại cần Carbon có khoen, dài từ 4m đến 5,4m Action từ 100 – 180gr, máy Spinning ( máy lăng xê ) từ 4000 trở lên, dây trục từ 0,4mm – 0,5mm. Thẻo dài 2m, lưỡi câu dùng loại vừa. Chì râu từ 100 – 150gr tùy theo mức độ sóng. Quan trọng nhất là phải có cây xỏ trùn biển để xuyên qua cả con trùn biển, sau đó luồn sang lưỡi câu. Chuẩn bị thêm một giá đỡ cần câu hoặc dùng ống nước bằng nhựa, đường kính 40mm, dài 1m để cắm cần câu. Sau khi thao tác xong, ném mồi vào chỗ sâu, kiểm tra mobil sao cho độ nhả cước vừa đủ, quấn dây hơi căng, gác cần vào giá và chờ đợi. Khi thấy đầu cần nhịp liên tục là có cá cắn câu, ta chỉ việc quay máy thu dây và cá vể.
Các loại cá câu được ở bộ môn náy gồm: cá đối cát, cá đù, cá tráp, cá vược, cá vòn.....
B/ Câu ở ghềnh đá ( ROCK ANGLING )
Câu ghềnh là câu ở trên các bờ đá nối với đất liền hoặc những mỏm đá ngoài khơi mà phải dùng tầu thuyền mới đến được, ở chỗ này hay có các dòng chảy xiết hoặc có sóng lớn đánh vào các mỏm đá ở dưới chân ghềnh. Vì vậy ở đó tập trung rất nhiều cá, tạo thành các điểm câu rất lý tưởng. Các loại cá thường ăn ở dưới các ghềnh đá như: cá dìa, cá mú, cá tráp, cá hồng..... Các loại cá được phân biệt cách ăn mồi là cá tầng giữa của nước và cá ở đáy đó là các loại cá tương đối lớn như cá song. Các loại cá ở tầng đáy có tính định cư lâu dài, chúng không dễ dang rời khỏi khu vực của mình nếu không có đe dọa chúng như hóa chất, con cá lớn hơn.....Các loài cá sống ở tầng giữa thì hay thay đổi vị trí theo mùa vụ và nhiệt độ của nước như cá tráp.... Câu ghềnh ở những mỏm đá ngoài khơi rất nguy hiểm khi thời tiết xấu, chúng ta không nên câu ở đó khi thời tiết xấu. Ở miền Bắc nước ta, các bãi câu ghềnh tốt như vịnh Hạ Long, Cát bà, Vân Đồn, Quan lạn, Hòn Dấu .....
Câu cá ở đây có hia phương pháp câu đó là câu trôi nổi và câu đáy.
Câu phao nổi: là câu dùng phao, có rất nhiều loại phao, cá cũng có rất nhiều loại khác nhau, vì vậy dùng các loại phao cũng khác nhau, đây là phương pháp đưa mồi từ trên mặt nước dần chìm xuống dưới. Setup một bộ phao để câu trôi nổi cũng không khó, chúng ta có thể dùng loại phao chính hình trứng có số 1B, 2B, 3B, 4B... và một phao phụ nhỏ hơn cũng có số tương ứng, phao chính ở phía trên, phao phụ ở dưới và cách phao chính khoảng 20-30cm. Hoặc ta dùng 2 phao xốp có lỗ xuyên tâm và 1 phao hình trứng ở trên, mồi phao cách nhau 20 – 25cm.
Câu Đáy: Là câu không dùng phao, dùng viên chì có lỗ xuyên tâm, trọng lượng tùy thuộc vào dòng chảy, dùng hạt chặn cao su giới hạn viên chì cách lưỡi câu khoảng 30 – 40cm.
Mồi câu: dùng tôm chết bóc vỏ, mực thái nhỏ, tôm sống và cà phốc càng tốt. Ngoài ra chúng ta phải bả thính để cho cá tập trung lại, mồi bả gồm tôm nhỏ khô, ngâm nước nóng cho nở ra, trộn với chạp mắm, bộ kết dính, bột gạo rang thơm, vỏ hà giã nhỏ... Trộn thật kỹ, dùng môi chuyên dụng để bả.
Cần câu: Câu ghềnh có thể dùng hai loại cần câu là cần tay và cần có lắp máy. Cần tay carbon dài từ 4,5m đến 9m, có số từ 1.5 đến 3.0, cước dùng loại cước nổi, thẻo flourcarbon. Cần carbon có lắp máy dài 4,5m số 3.0, khoen nhỏ, máy spinning hoặc máy rùa nhỏ từ 2000 đến 3000 dùng cước chìm nhanh, thẻo flourcarbon.
Trang thiết bị an toàn: Câu ghềnh thương nguy hiểm hơn các môn câu khác, trên thế giưới năm nào cũng có người chết vì bị sóng to gió lớn cuốn chìm xuống biển. Vì vậy đi câu ghềnh phải coi việc đảm bảo an toàn trước hết. Dùng áo phao cứu sinh có giây luồn qua háng để dảm bảo khi rơi xuống biển, áo không tụt qua đầu, giầy chống trơn trượt hoặc đế giầy có đinh để di chuyển dễ dàng trên ghềnh đá. Tốt nhất ta mang theo một cuộn dây dài và chắc, khi gặp thời tiết bất thường như giông chẳng hạn, ta buộc một đầu dây vào thắt lưng, đầu dây còn lại ta buộc chặt vào điểm cao nhất của ghềnh đá, nếu chẳng may ta bị sóng to đánh vào người thì ta không thể rơi xuống biển được.
C/ Câu cá ở tường chắn sóng và các cầu cảng.
Ở bộ môn câu này cũng mang đến cho chúng ta thú vị không kém gì so với câu ở ghềnh đá. Thực tế câu cá ở tường chắn sóng và các cầu cảng vẫn là câu ở phần mép của đất liền. Các loại cá câu được ở đây cũng giống như các loại cá câu bờ ( surfcasting ) và câu ở ghềnh ( rock angling ) và nhiều loại khác nữa như cá đù, cá vược, cá bạc má...
Câu ở tường chắn sóng và cầu cảng rất thuận tiện, đi lại dễ dàng, thoải mái và ít nguy hiểm hơn câu ghềnh. Ở đây ta cũng có thể câu đáy, câu nổi và câu surcasting, nhưng hạn chế câu ném xa vì có rất đông người đi câu ở đây.
- Cách Câu chìm dưới đáy: Đê chắn sóng, tường chắn sóng là những nơi chịu nhiều tác động của sóng và thủy triều, ở bên bờ đá thường có rất nhiều các loại rong rêu, động thực vật có thể làm mồi câu và có nhiều loại cá lớn kiếm mồi ở đây.. Chúng ta thường có quan niệm cho rằng cá hay bơi theo dòng thủy triều, nhưng thật ra có nhiều loại cá có thói quen bơi dưới đáy các vách đá. Trong các điểm câu đã nói ở trên, thích hợp nhất vẫn là câu đáy. Ngoài ra ở đê chắn sóng hoặc tường chắn sóng có các khối bê tông ba cạnh để giảm sóng, tạo ra rất nhiều chỗ cho cá ẩn nấp và săn mồi như cá song, cá mó.....
- Câu phao nổi: Dùng cần câu gắn máy, đã được setup phao, theo lưỡi đầy đủ, thả mồi vào dòng triều, xả mobil cho mồi trôi xa khoảng chục mét. Khoảng cách từ phao đến mồi câu tùy theo ở tầng cá ở, ta thử vài lần sẽ biết, ví dụ lần đầu ta để khoảng 10m, không thấy cá ăn, ta để tiếp 5m nữa có cá ăn và như vậy ta sẽ để hạt chặn phao ở 15m. ( phao chạy tự do từ khóa link số 8 cho đến hạt chặn phao )
Các loại cá thường ở xung quanh tường chắn sóng gồm: cá tráp, vược, bạc má...đa số chúng thường bơi lội ở tầng giữa của nước, khi câu phải dùng loại phao hình trứng tương đối nhạy, đặc biệt tiết diện dây thẻo và dây trục rất quan trọng, dây càng nhỏ càng tốt nhưng phải phù hợp sức nặng của cá, đặc biệt là dây thẻo, tốt nhất dùng dây fluorcarbon.
Đến điểm câu, lấy nước biển trộn với mồi xả, sau đó xả mồi xuống điểm câu. Mồi xả rất quan trọng, cách xả mồi sẽ ảnh hưởng đến kết quả câu. Khi có mồi xả xuống, cá tập trung ở xung quanh, móc mồi thả xuống chỗ xả mồi là cá cắn câu.
- Chuẩn bị dụng cụ để câu ở tường chắn sóng và cầu cảng.
Đối với các loại cá, thì tường chắn sóng và các cầu cảng là nơi ở dễ chịu nhất đối với chúng. Người mới học câu cá biển thì câu ở tường chắn sóng là thích hợp nhất, và cũng dễ chịu, thoải mái, có thể học những kỹ thuật từ đơn giản cho đến phức tạp. Ngoài ra muốn học được kỹ thuật cao hơn, có thể kêt hợp với phương pháp câu bờ và câu ghềnh.
Các dụng cụ cần mang theo: thùng đựng đá để giữ cá cho tươi, xô đựng mồi xả, hộp đựng mồi câu, môi xả mồi, thẻo câu, gầu múc nước, vợt bắt cá, phao và chì các loại...
Mang theo máy spinning từ 2000 đến 4000. Các loại cần thụt và cần ghép có khoen, dài từ 4m trở lên độ đàn hồi phù hợp với loại cá ở điểm câu, nếu cá nhỏ ta dùng loại cần có số từ 1.5 đến 3.0 nếu cá lớn hơn thì dùng từ số 3.5 trở lên.
D/ Câu cá biển trên thuyền
Trên thế giới, các cần thủ thuê thuyền ra biển câu là chuyện bình thường. Có 2 cách thuê thuyền phổ biến.
- Cách thứ nhất: thuyền câu với số người không nhất định, rất nhiều người cùng ngồi trên thuyền và cùng câu cá.
Loại đi chung thuyền giống như đi xe buýt, những người đi câu tập hợp lại theo thời gian và địa điểm qui định, trả tiền, lên thuyền và ra khơi câu cá, loại hình này chi phí thấp, nhưng các loại cá câu có hạn và không được tự do lựa chọn. Các chủ thuyền thường muốn số người đi thuyền càng đông càng tốt, do vậy thương rất chật chội.
- Cách thứ hai: cá nhân thuê bao sủ dụng một chiếc thuyền
Là phương thức được tự do lựa chọn, có thể cầu thời gian ra khơi, đưa đến nơi có loại cá mình thích câu, và cảm thấy thoải mái, không chật chội, do vậy đương nhiên chi phí sẽ cao hơn.
Các vị trí trên thuyền: phía bên phải của đoạn đầu thuyền, gọi là mạn thuyền phải, phía bên trái gọi là mạn thuyền trái, phía trước gọi là đầu thuyền, phần giữa là thân thuyền, đoạn sau gọi là đuôi thuyền. Trước khi lên thuyền phải thuộc vị trí và tên gọi của nó. Vì trước khi lên thuyền đa số có thể tự chon vị trí trên thuyền, nếu không biết vị trí và tên gọi của nó dễ tạo thành sự nhầm lẫn và vị trí tốt xấu trên thuyền cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả câu.
Ở các nước có du lịch câu cá phát triển, người ta chia khoảng cách đều 2m một chỗ ngồi và có đánh số thứ tự. Thông thường các số ghi trên thuyền tương đối có qui luật, không thay đổi theo các loại thuyền khác nhau. Vị trí đầu thuyền và sau thuyền là vị trí câu tốt và dễ câu được cá hơn những chỗ khác. Thuyền luôn lắc lư theo sóng, dễ làm cho người không quen bị say sóng. Nếu bạn nào bị say sóng thì tốt nhất uống thuốc chống say sóng 30 phút trước khi lên thuyền, ngoài ra ngủ không đủ, dạ dày có vấn đề cũng dễ bị say sóng, nên tránh ăn uống quá no trước khi lên thuyền, chỉ ăn vừa lưng dạ thôi. Ngồi ở các vị trí khác nhau ở trên thuyền, mức độ bị lắc lư theo sóng cũng khác nhau, phần giữa thuyền là ít bị lắc lư nhất, vì vậy người dễ bị say sóng nên ngồi ở giữa thuyền, còn đầu thuyền và đuôi thuyền bị lắc lư nhiều nhất thì dành cho những người không bị say sóng.
- Các công việc chuẩn bị trên thuyền: Sau khi đã ổn định chỗ ngồi, thuyền nhổ neo ra khơi. Lúc này là thời gian chuẩn bị đồ câu tốt nhất, lắp ráp cần câu, lắp máy, vào dây, ken thẻo..... sau đó cắm cần câu vào các lỗ có sẵn trên thuyền, kiểm tra lại kiệt mồi, thùng đá, găng tay....Khi đến điểm câu mọi người móc mồi và câu. Khi ở trên thuyền nhất nhất phải nghe theo lời của thuyền trưởng. Chú ý khi thuyền trên đường chạy đến điểm câu cá, thường chạy hết tốc lực, mọi người nên vào trong khoang để tránh khói, khi thuyền thả neo xong mới ngồi vào vị trí câu.
Độ sâu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc câu trên thuyền, các loại cá thường bơi đi bơi lại ở một độ sâu nhất định, cần phải đưa mồi xuống đến đáy mới câu được cá. Các máy câu có pin hoặc có ắc qui thi thương có bộ hiển thị độ sâu ở trên máy, mặc dù vậy vẫn phải tự mình đưa mồi xuống đúng độ sâu. Trước hết bật nẫy đưa máy ở trạng thái chạy tự do, khi thả chì và theo câu vào trong nước, chú ý lấy ngón tay cái ( bên tay cầm cần ) tỳ nhẹ vào trục cuốn cước để cho cước đi chậm lại khỏi bị rối. Khi thấy cước chùng lại là chì đã tiếp đáy, bật nẫy máy để máy trở về chế độ có phanh hãm, ta quấn lên 2 vòng tay quay ( khoảng gần 2m ) để tránh chì vướng vào đá ngầm, sau đó ngồi chờ tín hiệu cá cắn câu bằng cách lấy một ngón tay bên không cầm cần, nâng nhẹ dây cước để có cảm giác, khi thấy dây nhấp là ta đóng và kéo cần, hạ cần và cuốn dây cùng lúc để trục cá lên thuyền. Đối với những bãi câu nông từ 20m trở xuống, cá rất cảnh giác vưois bóng của thuyền, do vậy cố gắng ném mồi xa thuyền một chútthif sẽ có kết quả hơn. Nếu ném ra thật xa thì khi mồi chạm đáy ta quấn dây từ từ về phìa thuyền, như vậy sẽ làm tăng thêm độ sinh động của mồi câu.
( Nguồn fishing Hạ Long)
1/ Sức lôi cuốn của bộ môn câu cá trên biển.
Từ Móng cái cho đến tận mũi Cà Mau, Việt nam chúng ta có hơn 2000km bờ biển và một số đảo và quần đảo, nguồn hải sản rất phong phú và cũng có rất nhiều điểm câu đa dạng cho việc câu cá.
Mặc dù khoa học đã phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Các thiết bị câu biển rất hiện đại như máy định vị (GPS ) để lưu giữ tọa độ điểm câu, máy tầm ngư ( Fishfinder ) để dò được đàn cá, nhưng biển cả vẫn rất bí hiểm ở chỗ tả chẳng biết được con gì sẽ cắn câu và ta sẽ câu được con gì, hoặc vô tình ta câu được đúng chỗ có những dòng nước ngầm hội tụ là những chỗ có nhiều cá to. Vì vậy nó có sức lôi cuốn đến kỳ lạ.
Bãi câu biển là những nơi có rạng đá ngầm, bãi san hô, Các bờ đá, các cảng, cửa sông..... Ở những khu cực này có hàng trăm loại cá biển sinh sống, nhưng chỉ có một số loại cá hay cắn câu ( khoảng 50 loại ).
A/ Câu bờ biển ( Surfcasting )
Thường câu ở những khu vực có bãi cát trải dài từ bờ ra xa dần hàng km. đáy biển ở đây có những chỗ nông, sâu khác biệt do sóng biển tạo nên. Chỗ sâu là chỗ có nhiều cá tụ lại để tìm mồi, do vậy người câu phải nhận biết chỗ sâu hơn và nem mồi vòa đó thí mới có kết quả. Điều này đòi hỏi người câu phải có nhiếu giờ câu bờ thì mới nhận biết được bằng một dải sóng cuộn lên và chỗ không có sóng cuộn lên chính là điểm sâu hơn. Cần câu bờ chúng ta thường dùng là loại cần Carbon có khoen, dài từ 4m đến 5,4m Action từ 100 – 180gr, máy Spinning ( máy lăng xê ) từ 4000 trở lên, dây trục từ 0,4mm – 0,5mm. Thẻo dài 2m, lưỡi câu dùng loại vừa. Chì râu từ 100 – 150gr tùy theo mức độ sóng. Quan trọng nhất là phải có cây xỏ trùn biển để xuyên qua cả con trùn biển, sau đó luồn sang lưỡi câu. Chuẩn bị thêm một giá đỡ cần câu hoặc dùng ống nước bằng nhựa, đường kính 40mm, dài 1m để cắm cần câu. Sau khi thao tác xong, ném mồi vào chỗ sâu, kiểm tra mobil sao cho độ nhả cước vừa đủ, quấn dây hơi căng, gác cần vào giá và chờ đợi. Khi thấy đầu cần nhịp liên tục là có cá cắn câu, ta chỉ việc quay máy thu dây và cá vể.
Các loại cá câu được ở bộ môn náy gồm: cá đối cát, cá đù, cá tráp, cá vược, cá vòn.....
B/ Câu ở ghềnh đá ( ROCK ANGLING )
Câu ghềnh là câu ở trên các bờ đá nối với đất liền hoặc những mỏm đá ngoài khơi mà phải dùng tầu thuyền mới đến được, ở chỗ này hay có các dòng chảy xiết hoặc có sóng lớn đánh vào các mỏm đá ở dưới chân ghềnh. Vì vậy ở đó tập trung rất nhiều cá, tạo thành các điểm câu rất lý tưởng. Các loại cá thường ăn ở dưới các ghềnh đá như: cá dìa, cá mú, cá tráp, cá hồng..... Các loại cá được phân biệt cách ăn mồi là cá tầng giữa của nước và cá ở đáy đó là các loại cá tương đối lớn như cá song. Các loại cá ở tầng đáy có tính định cư lâu dài, chúng không dễ dang rời khỏi khu vực của mình nếu không có đe dọa chúng như hóa chất, con cá lớn hơn.....Các loài cá sống ở tầng giữa thì hay thay đổi vị trí theo mùa vụ và nhiệt độ của nước như cá tráp.... Câu ghềnh ở những mỏm đá ngoài khơi rất nguy hiểm khi thời tiết xấu, chúng ta không nên câu ở đó khi thời tiết xấu. Ở miền Bắc nước ta, các bãi câu ghềnh tốt như vịnh Hạ Long, Cát bà, Vân Đồn, Quan lạn, Hòn Dấu .....
Câu cá ở đây có hia phương pháp câu đó là câu trôi nổi và câu đáy.
Câu phao nổi: là câu dùng phao, có rất nhiều loại phao, cá cũng có rất nhiều loại khác nhau, vì vậy dùng các loại phao cũng khác nhau, đây là phương pháp đưa mồi từ trên mặt nước dần chìm xuống dưới. Setup một bộ phao để câu trôi nổi cũng không khó, chúng ta có thể dùng loại phao chính hình trứng có số 1B, 2B, 3B, 4B... và một phao phụ nhỏ hơn cũng có số tương ứng, phao chính ở phía trên, phao phụ ở dưới và cách phao chính khoảng 20-30cm. Hoặc ta dùng 2 phao xốp có lỗ xuyên tâm và 1 phao hình trứng ở trên, mồi phao cách nhau 20 – 25cm.
Câu Đáy: Là câu không dùng phao, dùng viên chì có lỗ xuyên tâm, trọng lượng tùy thuộc vào dòng chảy, dùng hạt chặn cao su giới hạn viên chì cách lưỡi câu khoảng 30 – 40cm.
Mồi câu: dùng tôm chết bóc vỏ, mực thái nhỏ, tôm sống và cà phốc càng tốt. Ngoài ra chúng ta phải bả thính để cho cá tập trung lại, mồi bả gồm tôm nhỏ khô, ngâm nước nóng cho nở ra, trộn với chạp mắm, bộ kết dính, bột gạo rang thơm, vỏ hà giã nhỏ... Trộn thật kỹ, dùng môi chuyên dụng để bả.
Cần câu: Câu ghềnh có thể dùng hai loại cần câu là cần tay và cần có lắp máy. Cần tay carbon dài từ 4,5m đến 9m, có số từ 1.5 đến 3.0, cước dùng loại cước nổi, thẻo flourcarbon. Cần carbon có lắp máy dài 4,5m số 3.0, khoen nhỏ, máy spinning hoặc máy rùa nhỏ từ 2000 đến 3000 dùng cước chìm nhanh, thẻo flourcarbon.
Trang thiết bị an toàn: Câu ghềnh thương nguy hiểm hơn các môn câu khác, trên thế giưới năm nào cũng có người chết vì bị sóng to gió lớn cuốn chìm xuống biển. Vì vậy đi câu ghềnh phải coi việc đảm bảo an toàn trước hết. Dùng áo phao cứu sinh có giây luồn qua háng để dảm bảo khi rơi xuống biển, áo không tụt qua đầu, giầy chống trơn trượt hoặc đế giầy có đinh để di chuyển dễ dàng trên ghềnh đá. Tốt nhất ta mang theo một cuộn dây dài và chắc, khi gặp thời tiết bất thường như giông chẳng hạn, ta buộc một đầu dây vào thắt lưng, đầu dây còn lại ta buộc chặt vào điểm cao nhất của ghềnh đá, nếu chẳng may ta bị sóng to đánh vào người thì ta không thể rơi xuống biển được.
C/ Câu cá ở tường chắn sóng và các cầu cảng.
Ở bộ môn câu này cũng mang đến cho chúng ta thú vị không kém gì so với câu ở ghềnh đá. Thực tế câu cá ở tường chắn sóng và các cầu cảng vẫn là câu ở phần mép của đất liền. Các loại cá câu được ở đây cũng giống như các loại cá câu bờ ( surfcasting ) và câu ở ghềnh ( rock angling ) và nhiều loại khác nữa như cá đù, cá vược, cá bạc má...
Câu ở tường chắn sóng và cầu cảng rất thuận tiện, đi lại dễ dàng, thoải mái và ít nguy hiểm hơn câu ghềnh. Ở đây ta cũng có thể câu đáy, câu nổi và câu surcasting, nhưng hạn chế câu ném xa vì có rất đông người đi câu ở đây.
- Cách Câu chìm dưới đáy: Đê chắn sóng, tường chắn sóng là những nơi chịu nhiều tác động của sóng và thủy triều, ở bên bờ đá thường có rất nhiều các loại rong rêu, động thực vật có thể làm mồi câu và có nhiều loại cá lớn kiếm mồi ở đây.. Chúng ta thường có quan niệm cho rằng cá hay bơi theo dòng thủy triều, nhưng thật ra có nhiều loại cá có thói quen bơi dưới đáy các vách đá. Trong các điểm câu đã nói ở trên, thích hợp nhất vẫn là câu đáy. Ngoài ra ở đê chắn sóng hoặc tường chắn sóng có các khối bê tông ba cạnh để giảm sóng, tạo ra rất nhiều chỗ cho cá ẩn nấp và săn mồi như cá song, cá mó.....
- Câu phao nổi: Dùng cần câu gắn máy, đã được setup phao, theo lưỡi đầy đủ, thả mồi vào dòng triều, xả mobil cho mồi trôi xa khoảng chục mét. Khoảng cách từ phao đến mồi câu tùy theo ở tầng cá ở, ta thử vài lần sẽ biết, ví dụ lần đầu ta để khoảng 10m, không thấy cá ăn, ta để tiếp 5m nữa có cá ăn và như vậy ta sẽ để hạt chặn phao ở 15m. ( phao chạy tự do từ khóa link số 8 cho đến hạt chặn phao )
Các loại cá thường ở xung quanh tường chắn sóng gồm: cá tráp, vược, bạc má...đa số chúng thường bơi lội ở tầng giữa của nước, khi câu phải dùng loại phao hình trứng tương đối nhạy, đặc biệt tiết diện dây thẻo và dây trục rất quan trọng, dây càng nhỏ càng tốt nhưng phải phù hợp sức nặng của cá, đặc biệt là dây thẻo, tốt nhất dùng dây fluorcarbon.
Đến điểm câu, lấy nước biển trộn với mồi xả, sau đó xả mồi xuống điểm câu. Mồi xả rất quan trọng, cách xả mồi sẽ ảnh hưởng đến kết quả câu. Khi có mồi xả xuống, cá tập trung ở xung quanh, móc mồi thả xuống chỗ xả mồi là cá cắn câu.
- Chuẩn bị dụng cụ để câu ở tường chắn sóng và cầu cảng.
Đối với các loại cá, thì tường chắn sóng và các cầu cảng là nơi ở dễ chịu nhất đối với chúng. Người mới học câu cá biển thì câu ở tường chắn sóng là thích hợp nhất, và cũng dễ chịu, thoải mái, có thể học những kỹ thuật từ đơn giản cho đến phức tạp. Ngoài ra muốn học được kỹ thuật cao hơn, có thể kêt hợp với phương pháp câu bờ và câu ghềnh.
Các dụng cụ cần mang theo: thùng đựng đá để giữ cá cho tươi, xô đựng mồi xả, hộp đựng mồi câu, môi xả mồi, thẻo câu, gầu múc nước, vợt bắt cá, phao và chì các loại...
Mang theo máy spinning từ 2000 đến 4000. Các loại cần thụt và cần ghép có khoen, dài từ 4m trở lên độ đàn hồi phù hợp với loại cá ở điểm câu, nếu cá nhỏ ta dùng loại cần có số từ 1.5 đến 3.0 nếu cá lớn hơn thì dùng từ số 3.5 trở lên.
D/ Câu cá biển trên thuyền
Trên thế giới, các cần thủ thuê thuyền ra biển câu là chuyện bình thường. Có 2 cách thuê thuyền phổ biến.
- Cách thứ nhất: thuyền câu với số người không nhất định, rất nhiều người cùng ngồi trên thuyền và cùng câu cá.
Loại đi chung thuyền giống như đi xe buýt, những người đi câu tập hợp lại theo thời gian và địa điểm qui định, trả tiền, lên thuyền và ra khơi câu cá, loại hình này chi phí thấp, nhưng các loại cá câu có hạn và không được tự do lựa chọn. Các chủ thuyền thường muốn số người đi thuyền càng đông càng tốt, do vậy thương rất chật chội.
- Cách thứ hai: cá nhân thuê bao sủ dụng một chiếc thuyền
Là phương thức được tự do lựa chọn, có thể cầu thời gian ra khơi, đưa đến nơi có loại cá mình thích câu, và cảm thấy thoải mái, không chật chội, do vậy đương nhiên chi phí sẽ cao hơn.
Các vị trí trên thuyền: phía bên phải của đoạn đầu thuyền, gọi là mạn thuyền phải, phía bên trái gọi là mạn thuyền trái, phía trước gọi là đầu thuyền, phần giữa là thân thuyền, đoạn sau gọi là đuôi thuyền. Trước khi lên thuyền phải thuộc vị trí và tên gọi của nó. Vì trước khi lên thuyền đa số có thể tự chon vị trí trên thuyền, nếu không biết vị trí và tên gọi của nó dễ tạo thành sự nhầm lẫn và vị trí tốt xấu trên thuyền cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả câu.
Ở các nước có du lịch câu cá phát triển, người ta chia khoảng cách đều 2m một chỗ ngồi và có đánh số thứ tự. Thông thường các số ghi trên thuyền tương đối có qui luật, không thay đổi theo các loại thuyền khác nhau. Vị trí đầu thuyền và sau thuyền là vị trí câu tốt và dễ câu được cá hơn những chỗ khác. Thuyền luôn lắc lư theo sóng, dễ làm cho người không quen bị say sóng. Nếu bạn nào bị say sóng thì tốt nhất uống thuốc chống say sóng 30 phút trước khi lên thuyền, ngoài ra ngủ không đủ, dạ dày có vấn đề cũng dễ bị say sóng, nên tránh ăn uống quá no trước khi lên thuyền, chỉ ăn vừa lưng dạ thôi. Ngồi ở các vị trí khác nhau ở trên thuyền, mức độ bị lắc lư theo sóng cũng khác nhau, phần giữa thuyền là ít bị lắc lư nhất, vì vậy người dễ bị say sóng nên ngồi ở giữa thuyền, còn đầu thuyền và đuôi thuyền bị lắc lư nhiều nhất thì dành cho những người không bị say sóng.
- Các công việc chuẩn bị trên thuyền: Sau khi đã ổn định chỗ ngồi, thuyền nhổ neo ra khơi. Lúc này là thời gian chuẩn bị đồ câu tốt nhất, lắp ráp cần câu, lắp máy, vào dây, ken thẻo..... sau đó cắm cần câu vào các lỗ có sẵn trên thuyền, kiểm tra lại kiệt mồi, thùng đá, găng tay....Khi đến điểm câu mọi người móc mồi và câu. Khi ở trên thuyền nhất nhất phải nghe theo lời của thuyền trưởng. Chú ý khi thuyền trên đường chạy đến điểm câu cá, thường chạy hết tốc lực, mọi người nên vào trong khoang để tránh khói, khi thuyền thả neo xong mới ngồi vào vị trí câu.
Độ sâu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc câu trên thuyền, các loại cá thường bơi đi bơi lại ở một độ sâu nhất định, cần phải đưa mồi xuống đến đáy mới câu được cá. Các máy câu có pin hoặc có ắc qui thi thương có bộ hiển thị độ sâu ở trên máy, mặc dù vậy vẫn phải tự mình đưa mồi xuống đúng độ sâu. Trước hết bật nẫy đưa máy ở trạng thái chạy tự do, khi thả chì và theo câu vào trong nước, chú ý lấy ngón tay cái ( bên tay cầm cần ) tỳ nhẹ vào trục cuốn cước để cho cước đi chậm lại khỏi bị rối. Khi thấy cước chùng lại là chì đã tiếp đáy, bật nẫy máy để máy trở về chế độ có phanh hãm, ta quấn lên 2 vòng tay quay ( khoảng gần 2m ) để tránh chì vướng vào đá ngầm, sau đó ngồi chờ tín hiệu cá cắn câu bằng cách lấy một ngón tay bên không cầm cần, nâng nhẹ dây cước để có cảm giác, khi thấy dây nhấp là ta đóng và kéo cần, hạ cần và cuốn dây cùng lúc để trục cá lên thuyền. Đối với những bãi câu nông từ 20m trở xuống, cá rất cảnh giác vưois bóng của thuyền, do vậy cố gắng ném mồi xa thuyền một chútthif sẽ có kết quả hơn. Nếu ném ra thật xa thì khi mồi chạm đáy ta quấn dây từ từ về phìa thuyền, như vậy sẽ làm tăng thêm độ sinh động của mồi câu.
( Nguồn fishing Hạ Long)
Câu cá trên biển chuẩn bị nhiều thứ quá... Từ những kỹ thuật câu cá biển đến những thiết bị câu cá như các loại cần câu cá xịn cho đến các loại máy câu cá cũng xịn chả kém.
ReplyDelete