Máy câu cá ngừ đại dương của Việt Nam

6:22 AM |
48 con cá ngừ đầu tiên được thử nghiệm câu bằng máy câu cá ngừ đại dương các do nhóm nghiên cứu đề tài cải thiện chất lượng cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định tự nghiên cứu, chế tạo được đánh giá có chất lượng khá tốt, da cá tươi, sáng bóng Máy câu được thử nghiệm đối với tàu cá BĐ 96776 TS do ông Nguyễn Quê (ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm chủ. Đây là 1 trong 5 tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Định đăng ký, sử dụng thiết bị cũng như quy trình bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật Bản. Kết quả, sau 23 ngày bám biển, đến sáng ngày 4/11, tàu cá này đã cập bến Cảng cá Quy Nhơn và câu được 48 con cá ngừ với tổng sản lượng trên 2,5 tấn. Theo đánh giá bằng mắt thường, chất lượng cá ngừ khá tốt, da cá tươi, sáng bóng…
Cá ngừ
Toàn bộ số cá này sẽ được Công ty cổ phần thuỷ sản Bình Định thu mua với giá ưu đãi hơn so với cá đánh bắt, bảo quản thông thường. Theo đó, cá có trọng lượng từ 30 kg/con trở lên được thu mua giá 115.000 đồng/kg, cá ngừ nhỏ dưới 30 kg/con có giá 94.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, lô cá này chưa thể xuất qua Nhật do đây là chuyến biển thử nghiệm. Hiện công ty sẽ kiểm tra đánh giá chất lượng cá, rút kinh nghiệm cho các chuyến biển sau nhằm đảm bảo chất lượng cá tốt để có thể cạnh tranh tại thị trường Nhật Bản.
Ông Nguyễn Quê chủ tàu cá thử nghiệm câu cá bằng máy do Việt Nam sản xuất cho rằng: Việc thử nghiệm máy câu này cơ bản giống như máy câu cá ngừ đại dương của Nhật trước đó. Tuy nhiên, máy câu của mình sản xuất còn thiếu cần định hướng.
Theo ông Trần Văn Vinh, Phó chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định cho biết, đây là máy câu cá ngừ đại dương do nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” tự nghiên cứu và sản xuất. Bước đầu thử nghiệm cho thấy, ngư dân vận hành máy tốt, ổn định và đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, để máy hoạt động tốt hơn và được nhân rộng thì chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, khắc phục một số khuyết điểm nhỏ. Nếu thành công thì sẽ giảm một phần chi phí so với thiết bị nhập khẩu.

 

Ông Vinh nói thêm: Nếu thành công, Bình Định sẽ trang bị máy câu cá ngừ đại dương này cho 5 tàu để tiếp tục ra khơi khai thác vụ chính (vụ cá Bắc) cá ngừ đại dương. Trước đó, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã đề nghị UBND tỉnh cho tổ chức sản xuất thử nghiệm thiết bị câu cá ngừ đại dương, gồm: máy thu câu, bộ shocker làm ngất cá, do một đơn vị cơ khí trong tỉnh sản xuất dựa theo thiết bị cùng loại của Nhật Bản để giảm giá thành so với thiết bị nhập khẩu.
Chi tiết >>…

Tính ăn của cá rô phi

5:58 AM |
Thức ăn tự nhiên của cá rô phi rất đa dạng, gồm sinh vật phù du, lá xanh, sinh vật đáy, động vật không xương sống ở nước, ấu trùng cá, mùn bã hữu cơ và vật chất hữu cơ đang phân hủy. Ở những ao có bổ sung thêm nhiều thức ăn, thức ăn tự nhiên thường đóng góp khoảng 30 – 50% sự tăng trưởng của cá. Trong khi đó, ở những ao nuôi cá nheo có cho ăn đầy đủ, thức ăn tự nhiên chỉ giúp khoảng 5 – 10% tăng trưởng mà thôi. Khả năng sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên (và cả thức ăn chế biến) của cá rô phi làm cho việc nuôi ghép chúng với các loài cá khác trở nên không quan trọng khi so với cá chép hay các loài cá chép Trung Quốc.
 
Cá rô phi
Cá rô phi thường được coi như loài ăn lọc vì chúng thu gom sinh vật phù du trong nước rất hữu hiệu. Tuy nhiên, gọi cá rô phi là loài ăn lọc có lẽ không chính xác vì chúng không thực sự lọc nước qua lược mang một cách hiệu quả như cá mè trắng và cá mè hoa. Mang cá rô phi tiết ra chất nhầy kết dính các sinh vật phù du lại tạo thành những hạt chứa đầy những sinh vật phù du để chúng sử dụng. Cơ chế bắt mồi như vậy cho phép cá rô phi ăn được những hạt có kích thước nhỏ tới 5 µm. Người ta cũng thường hiểu lầm rằng, vào cuối buổi sáng và đầu buổi chiều cá rô phi đang bị căng thẳng do thiếu Oxy khi chúng hớp nước ăn mồi ở tầng mặt nơi có rất nhiều thực vật phù du. Sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn có nguồn gốc thực vật xảy ra trong ống tiêu  hóa có chiều dài ít nhất cũng khoảng 6 lần chiều dài than. Khả năng sử dụng tảo của cá rô phi đen Oreochromis mossambicus kém hơn cá rô phi vằn O. niloticus và cá rô phi xanh O. aureus.
 
 
Một vài loài cá rô phi khác, bao gồm Tilapia rendallii và T. zillii, ăn lá xanh một cách chủ động nhưng tăng trưởng chậm và không có khả năng ăn sinh vật  phù du nên bị loại khỏi danh sách những đối tượng nuôi phù hợp. Thực vật thượng đẳng thủy sinh không được coi là thức ăn ưa thích của cá rô phi vằn và rô phi xanh. Những loài có giá trị kinh tế quan trọng này không thể tiêu diệt một cách hữu hiệu các loài cỏ nước đã mọc vững từ trước, nhưng có thể ngăn chặn sự phát sinh các loại rong bèo chìm hay nổi ở trong ao.
 
Việc cá sử dụng được mô thực vật không phải đương nhiên hàm ý chúng có khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất cho cơ thể. Đa số các loài cá không thu được dinh dưỡng từ những mô thực vật được ăn vào một cách ngẫu nhiên. Nhưng cá rô phi lại thu được dinh dưỡng từ thức ăn thực vật. Sự tiêu hóa tảo sợi, phù du và thực vật bậc cao được thực hiện bằng 2 cách: xay nghiền các mô thực vật bằng cơ học nhờ 2 phiến răng hầu chắc khỏe, hoặc nhờ vào độ pH nhỏ hơn 2 trong dạ dày sẽ làm vỡ nát vách tế bào của tảo lam và vi sinh vật. Các loài kinh tế quan trọng thuộc giống Oreochromis tiêu hóa 30 – 60% đạm có trong tảo, và chúng tiêu hóa tảo lam hữu hiệu hơn nhiều so với tảo lục.
 
Phân chuồng vừa có chức năng là phân bón vừa có chức năng là thức ăn trong ao nuôi cá rô phi. Phân gà, phân heo chứa ít Carbohydrate mà cá rô phi có thể tiêu hóa được. Tuy nhiên chỉ có một nửa lượng đạm trong phân heo được cá rô phi tiêu hóa.
 
Khi ăn cá rô phi không xáo trộn nền đáy nhiều như cá chép. Ban ngày chúng tìm kiếm các loài động vật không xương sống ở đáy ao và các mảnh vụn hữu cơ chứa đầy vi khuẩn. Cá rô phi cũng ăn các động vật không xương sống sống tạm thời trong nước. Chúng không được xếp vào nhóm động vật ăn cá, nhưng cá rô  phi con cũng chủ động tấn công cá con mới nở. Tập tính ăn mồi sống này là điều đáng lưu tâm chính trong chiến lược quản lí sản xuất giống cá rô phi.
 
Giống như các loài cá rô phi khác, rô phi lớn và trưởng thành có tính cát cứ rất cao. Sự hung hăng của cá bị giảm sút nhiều do nước đục giới hạn tầm nhìn của cá. Hệ quả của tập tính cát cứ này là sự tăng trưởng không đồng đều ở mật độ cao và chỉ có ít thức ăn tập trung ở một vài nơi nào đó. Nhìn chung cá rô phi có thể sử dụng thức ăn tự nhiên hiệu quả tới mức năng suất hơn 3000 kg/ha có thể được duy trì ở những ao có bón phân đầy đủ mà không cần cho thêm thức ăn. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn tự nhiên rất quan trọng, ngay cả ở những cơ sở nuôi công nghiệp có cho ăn đầy đủ.
Chi tiết >>…

Bí quyết 'làm mồi' dụ cá

5:51 AM |
Để câu được cá, không phải chỉ có việc quăng cần xuống nước là đủ mà cái quan trọng là phải biết Bí quyết 'làm mồi' dụ cá.Những năm gần đây, Sài Gòn rộ lên phong trào câu cá giải trí. Người ta tận dụng tất cả những chỗ có nước để đến buông cần. Ngay cả kênh Nhiêu Lộc, nơi cấm câu cá vẫn có rất nhiều người vác cần ra cắm chốt từ ngày này qua ngày khác.
Phải sau khi các cơ quan chức năng làm căng cách đây vài tháng, thì họ mới thôi và chuyển sang chỗ khác. Những ai không rành, đều tưởng, chỉ cần sắm một cái cần câu và mua một ít mồi là có thể hùng dũng ra sông hồ vác cá về. Còn ai say mê, đều biết, muốn câu được cá là cả một quá trình gian khổ, nghiên cứu tìm tòi không hề đơn giản.

Muốn câu được cá lớn không phải chỉ dùng những "mồi" có sẵn
Để tìm hiểu môn câu cá giải trí công phu như thế nào, chúng tôi tìm gặp anh Nguyễn Ngọc Long, sinh năm 1975, một cần thủ có tiếng ở Dĩ An, Bình Dương. Từ những ngày nhỏ ở Hà Tĩnh anh đã rất thích câu cá, sau khi lớn, vào Sài Gòn lập nghiệp lấy vợ sinh con, anh càng đam mê nhiều hơn. Với anh, đi câu cá là cách xả stress tốt nhất, nếu không có nó anh không cảm thấy được thư thái sau một tuần làm việc mệt nhọc.
Trước đây, lúc chưa phát hiện ra đập sông Mây, cái hồ khoảng 110 hecta tại Trảng Bom, Đồng Nai, anh thường đi câu cá giải trí ở các hồ nhỏ trong các quán cà phê. Nhưng, từ khi phát hiện ra thiên đường sông Mây, anh hầu như chỉ đi đến đó. Anh thích nơi đó vì hoàn toàn thiên nhiên, cá câu được rất ngon. Thêm nữa khung cảnh cũng hết sức hữu tình lại gần nhà và cá ở đó cực nhiều. 
Công thức làm mồi câu cá chép của một cần thủ.       
Đi không há lẽ trở về không?
Anh chưa từng đi tay không về mỗi khi vác cần ra đó. Ngày nhiều nhất, anh có thể câu được 40 kg, ngày ít nhất cũng từ 20 đến 30 kg. Ngoài ra, cá ở khúc sông đó cũng hết sức phong phú về chủng loại và kích thước. Ngoài cá chép còn có trôi, trắm, rô phi, cá lăng, cá tra…, to nhỏ gì cũng đủ cả, chuyện câu được cá chép 3 đến 4 cân là điều bình thường, cá tra 7 kg cũng có luôn.
Theo anh Long, có nhiều loại cá ăn tạp như trê, rô phi, tức là bỏ mồi nào ra nó cũng ăn; nhưng, cũng có nhiều loại cực kỳ kén ăn, ví dụ như chép, trắm cỏ. Với những cần thủ chuyên nghiệp, họ thích câu loại sau hơn loại đầu vì nó thể hiện đẳng cấp của người câu. Trong các loại cá, cá chép là loại khó câu nhất, chỉ những người câu cá giỏi nhất mới câu được nhiều cá chép và ngược lại.
Đi không há lẽ trở về không?
Anh chưa từng đi tay không về mỗi khi vác cần ra đó. Ngày nhiều nhất, anh có thể câu được 40 kg, ngày ít nhất cũng từ 20 đến 30 kg. Ngoài ra, cá ở khúc sông đó cũng hết sức phong phú về chủng loại và kích thước. Ngoài cá chép còn có trôi, trắm, rô phi, cá lăng, cá tra…, to nhỏ gì cũng đủ cả, chuyện câu được cá chép 3 đến 4 cân là điều bình thường, cá tra 7 kg cũng có luôn.
Theo anh Long, có nhiều loại cá ăn tạp như trê, rô phi, tức là bỏ mồi nào ra nó cũng ăn; nhưng, cũng có nhiều loại cực kỳ kén ăn, ví dụ như chép, trắm cỏ. Với những cần thủ chuyên nghiệp, họ thích câu loại sau hơn loại đầu vì nó thể hiện đẳng cấp của người câu. Trong các loại cá, cá chép là loại khó câu nhất, chỉ những người câu cá giỏi nhất mới câu được nhiều cá chép và ngược lại.

Trong các cửa hàng chuyên về câu cá, người ta có bán mồi câu cá chép, nhưng hầu hết cần thủ chuyên nghiệp đều chế ra mồi câu của riêng mình. Mỗi cần thủ có một bí quyết riêng và chẳng ai giống ai. Như anh Long, anh cũng có loại mồi câu của riêng mình sau khi tìm tòi trên mạng, qua kinh nghiệm bao nhiêu năm và học hỏi từ các bạn câu khác.
Mồi câu cá chép của anh bao gồm gần 17 thành phần, trong đó có những thành phần không thể thiếu như khoai lang Nhật, mè trắng, đậu phụng, bơ Na Uy, sữa bột cho trẻ em Dielac, C sủi vị chanh, tôm khô,…. Khoai lang nấu chín nghiền nhuyễn, mè trắng và đậu phụng rang lên xay nhuyễn, tôm khô xay nhuyễn, C cũng nghiền nhuyễn; rồi tất cả trộn lại thành một cục chất dẻo. Chưa hết, trước lúc câu phải trộn thêm ít trứng kiến. 
Trong các loại kể trên, bơ Na Uy là đắt nhất, một hộp nhỏ bằng hộp sữa chua cũng có giá khoảng 200 ngàn, tôm khô cũng không rẻ. Anh Long nói vui đây là là mồi “vạn năng”, chuyên câu các loại cá cỡ lớn. Cá chép lớn là loại thông minh nhất mà vẫn bị dính thì các loại cá khác còn tệ hơn. Mỗi buổi câu anh Long tốn khoảng 100 ngàn cho tiền mồi, hơn 100 cho tiền vé vào đập song Mây để câu.
Ngoài loại mồi tổng hợp trên, còn có các loại khác đơn giản hơn như dế mèn, nhộng ong vò vẽ, giun, gan các loại động vật….Dế mèn khoảng 200 ngàn/kg chuyên dùng để câu trê, rô lớn. Nhộng ong vò vẽ 250 ngàn/kg dùng bẫy cá lóc ở hồ. Gan gà, mèo xay nhuyễn trộn với cám chuyên trị cá trôi. Giun là mồi câu rẻ nhất nên chỉ dụ được các loại cá nhỏ như trê, rô.
Nghề câu cũng lắm công phu
Tuy nhiên, muốn câu được cá chép to, mồi ngon thôi vẫn chưa đủ. Cần thủ còn phải tìm loại cần câu phù hợp, tìm hiểu về điều kiện sinh thái của hồ như độ nông sâu, rắc thính trên mặt nước trước khi buông cần,... Rồi, lúc cá cắn câu thì phải xử lý như thế nào, vì cá chép rất khỏe, chỉ cần chút sơ sẩy sẽ bị vuột mất.
Anh Long còn kể thêm, mới đầu vợ anh khá khó chịu vì thấy chồng cứ ra hồ “ngắm cá” nguyên ngày vào mỗi cuối tuần, chưa nói là khắp nhà giăng đầy châu chấu, giun dế, đồ chế tạo mồi câu của chồng,…nhưng sau khi thấy ông chồng của hàng xóm cá độ bóng đá nợ đầm đìa thì chị mới thôi. Bởi, dù sao thú vui của chồng mình dù hơi cầu kỳ bày vẽ song so ra vẫn vô cùng lành mạnh.
Chi tiết >>…

Bắt cá chình dài 1,6 mét, nặng 11 kg

7:12 AM |
Một ngư dân vừa đặt đú dính con cá chình dài 1,6 mét, bề hoành 40 cm, cân nặng 11 kg trên sông Hậu thuộc địa phận TP Long Xuyên và huyện Chợ Mới, An Giang.
Con cá này được quán Bến Sông (phường Mỹ Long) mua để chế biến bán, nhưng sau đó một khách hàng ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) thương lượng mua lại nguyên con còn sống giá 4 triệu đồng.

Cá chình
 Trước đó, ngư dân đã từng bắt cá được 2 con cá chình “khủng” nặng từ 8,5 – 10,5 kg trên địa bàn An Giang.

Chi tiết >>…

Câu được cá trắm đen khổng lồ

7:05 AM |
Giới câu cá tại Chí Linh – Hải Dương đang đổ dồn về hồ câu Côn Sơn để mong bắt được cá trắm đen khủng như ông Hoàng Kựa, là chủ hồ, liên tiếp câu nhử được
Vào ngày 19/8 vừa qua, ông Hoàng Kựa, chủ thầu hồ Côn Sơn đã câu được con cá trắm đen nặng 21 kg. Ông Kựa cho biết: “Sau nhiều giờ ngồi câu cá chờ đợi, tự nhiên thấy phao chìm nghỉm sâu dưới mặt nước, tôi giật cần lên thì bỗng nhiên làn nước rẽ sóng lôi theo nửa cuộn cước. Phải mất gần 4 tiếng đồng hồ tôi mới lôi được con cá trắm đen khủng đó lên bờ”


Theo người dân sống xung quanh hồ Côn Sơn, trước đó 3 tuần, cũng tại đây ông Kựa đã câu được 2 con trắm đen nặng 27 kg và 31 kg.
Hồ Côn Sơn có diện tích 43 ha, không chỉ cung cấp nước cho nông nghiệp mà còn có nguồn thủy sản phong phú. Tại hồ này, năm 2010 có người đã câu được cá trắm đen nặng tới 34 kg.
Chi tiết >>…

Hướng dẫn móc mồi câu cá hiệu quả

4:47 AM |
Muốn thu được nhiều cá, bạn nên quan tâm nhiều đến kỹ thuật móc mồi câu cá để làm sao khi cá cắn mồi sẽ mắc ngay lưỡi câu một cách đơn giản và hiệu quả. Tôi xin chia sẻ một số kỹ thuật móc mồi câu cá để bạn thu được nhiều chiến lợi phẩm trong hành trình đi câu thú vị của mình.
Phương pháp móc mồi
Tùy theo loại mồi câu và đối tượng ta cần câu mà có phương pháp móc mồi khác nhau. Yêu cầu cơ bản với kỹ thuật móc mồi như sau:
  • Không để mồi xoay quanh lưỡi câu trong quá trình đang câu.
  • Không thể cá phát hiện ra lưỡi câu có trong mồi.
  • Cố gắng tạo hình dạng mồi càng giống ở trạng thái tự nhiên càng tốt.
Các chú ý trên là cần thiết, bởi vì nếu mồi xoay quanh lưỡi câu có thể làm cho ngạnh lưỡi câu bị xoay hướng khó móc vào miệng cá khi cá ăn mồi và lưỡi có thể bị ló ra ngoài, cá sẽ phát hiện ra lưỡi câu. Mặt khác dạng mồi nếu giống với dạng tự nhiên của các đối tượng mà cá thích ăn: trùng, tép nhỏ, cá con,… sẽ gây thích thú bắt mồi của cá, do vậy người ta thường móc mồi sao cho hình dạng mồi gân giống tư thế vận động tự nhiên của các đối tượng này.
Nếu mồi là những mạnh vụn nhỏ (trứng kiếng) ta nên cố gắng gói (bao bọc) hoặc trộn chất kết dính để tránh vỡ mồi khi câu.
Mắc mồi câu
Móc mồi câu bằng giun
Trùn đất là món mồi phổ biến được nhiều tay câu chuyên nghiệp sử dụng vì loại mồi này rất nhạy bén với các loại cá trắng hay cá da trơn.
Môi trường sống của trùn cũng có khá đơn giản nên món mồi này có rất nhiều trong tự nhiên hoặc được nuôi dễ dàng nên các tay câu có thể chủ động được loại mồi này. Tùy vào loại cá mà bạn chọn trùn có kích thước khác nhau.
Khi sử dụng trùn làm mồi câu, bạn nên chú ý kinh nghiệm của các dân câu là móc 2/3 con trùn xuyên qua lưỡi câu từ đầu đến đuôi để dấu đi lưỡi câu nhằm tránh làm cá phát hiện ra. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng cách móc khác như móc 1/3 phần đầu trùn cho để lộ móc câu, sau đó tiếp tục móc 2/5 đuôi trùn vào rồi dùng kéo cắt làm đôi trùn. Ngay phần cắt của trùn sẽ phát ra mùi rất lạ có sức hút lớn với cá.

Móc nhái
Móc nhái bạn có thể móc theo kiểu móc đầu là móc lưỡi câu xuyên qua phía sau chân phải của nhái rồi móc xuyên dưới mép phải lên mắt phải sau đó qua mắt trái và gài chống vướng. Lúc này nhái chỉ còn 1 chân được thả lỏng, cá thể cử động trong nước giúp cá phát hiện con mồi dễ dàng.
Móc đuôi là móc phía dưới bụng luồng qua xương đuôi và vòng qua lưng của nhái rồi gài chống vướng. Móc tròn là móc câu xuyên qua chân phải đằng sau của nhái rồi xuyên từ mép phải lên mắt phải tiếp tục móc xuyên qua bàn chân trái và gài chống vướng.

 Móc cá con
Thông thường, cách móc cá rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng lưỡi câu đôi móc xuyên qua người cá để lưỡi câu dính chặt vào thân cá sao cho khi cá cắn mồi sẽ ngay lập tức mắc câu.

Kỹ thuật móc mồi câu cá đối với các loại tôm hay mực tươi cũng áp dụng tương tự như trên. Nhưng hầu hết muốn móc mồi hiệu quả, bạn phải xác định được loại cá muốn câu để nắm vững đặc tính cắn mồi nhằm đưa ra phương pháp hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị đồ câu cần thiết như cần câu, dây câu, phao câu và đặc biệt là lưởi câu chuyên dụng.

Kỹ thuật câu cá
Câu là một kỹ thuật đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố: Kinh nghiệm, lòng kiên trì, sự hiểu biết sâu sắc về tính cách, trạng thái, tình cãm của đối tượng câu và các thủ thuật như đánh lừa, kích thích, lôi kéo, dụ dỗ, đe dọa,… cũng cần nên được kết hợp nhuần nhuyển với nhau nhằm tăng tính hiệu quả trong khi câu. Người câu có làm được như thế thì việc thực hành câu mới mang lại được hiệu quả và sản lượng cao như ta mong muốn. Mỗi lần câu hụt sẽ làm cho đối tượng câu cảnh giác, nghi ngờ, hiệu quả khai thác kém và đôi khi không thể câu lại được ở những lần tiếp theo.
Tóm lại để có thể thực hành câu đạt hiệu suất cao ta cần thực hiện các phương châm sau:
  • Kiên trì.
  • Chọn thời điểm thích hợp. Nhất là khi cá đói và ham bắt mồi nhất.
  • Phải gây được sự kích thích bắt mồi của cá, bằng mùi vị, tiếng động, ánh sáng,…
  • Chọn đúng loại mồi cho từng đối tượng câu.
  • Đưa mồi đến gần khu vực có cá.
  • Thời điểm giựt dây câu tùy vào từng loại đối tượng câu. Cá thực sự ăn mồi thì mới giựt câu.
  • Không để cá phát hiện người câu.
Nếu bạn muốn đạt hiệu quả cao trong chuyến đi câu của mình, tìm hiểu kỹ thuật móc mồi câu cá sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kỹ thuật gài nhiều mồi câu vào móc câu, nó sẽ giúp bạn thu được nhiều chiến lợi phẩm trong hành trình câu đầy thú vị.
Chi tiết >>…

Bí quyết câu cá lóc hiệu quả

4:34 AM |
1. Câu nhắp
Khi câu cá ở ruộng lúa hay ao hồ, đầu bàu … có lúa hay những vạt cỏ mọc cao và dày ta mới áp dụng cách câu nhắp. câu nhắp là cách đứng tại chỗ rồi rung nhẹ đầu cần câu, sao cho cục mồi cứ nhảy lên nhảy xuống trên mặt nước, giữa các bụi lúa, bụi cỏ cao nhằm đánh lừa con cá lóc, tin chắc đó là con nhái đang nhảy.
Thế nhưng, tính cá lóc vốn đa nghi, dù có tin ngay đó là con cóc, con nhái thật chúng cũng chưa vội “xuất đầu lộ diện” trồi lên táp mồi ngay đâu. Vì vậy, ta cần kiên nhẫn trụ chân tại chỗ tiếp tục nhấp mồi quanh khu vực có bán kính chừng một mét đó thêm năm bảy phút nữa để xem động tĩnh ra sao. Nếu vẫn không thấy cá táp mồi thì rê cần sang đám lúa hay đám cỏ kế cận nhắp một lúc. Sau đó lại nhắp mồi ở khu vực cũ. Nếu quả thật vùng đó có cá lóc thì nhiều cơ hội cá sẽ cắn câu.
Câu cá lóc
Câu nhắp, mặc dù cục mồi nhảy lỏm bỏm liên tục dưới nước, nhưng không làm cho cá lóc sợ hãi, vì nó ẩn mình trong đám cỏ cao, trong lúa nở bụi dày nên nó cảm thấy được an toàn. Và tuy người câu không tài nào nhìn thấy được hình dạng con cá, nhưng có thể đoán được con cá lóc đó lớn đến cỡ nào! Đó là nhờ vào độ rung của ngọn cần câu truyền cảm giác qua cánh tay đang cầm cần. Độ rung đó càng mạnh thì cá càng to. Cá lóc khi đã ăn mồi rất dễ biết, đầu tiên nghe rõ một tiếng “bặp”, đó là tiếng cá táp mồi. Và khi lưỡi câu đã dính mép thì nó hoảng hốt phóng chạy như điên.

2. Câu rê
Khi bãi câu là đám ruộng lớn, hay ở ao hồ, bàu đìa sâu mà mặt nước trống trải, hoặc chỉ là lúa mới cấy, hay chỉ có cỏ mọc thấp và lưa thưa, ta mới dùng cần câu rê cá lóc.
Câu rê là khéo léo rê cục mồi chạy là là trên mặt nước một đoạn dài từ năm mười mét đến vài chục mét, bắt chước cách con nhái bơi qua mặt nước một mạch không ngơi nghỉ vậy. Cứ rê con mồi đi qua, sau đó lại thu mồi về, để tiếp tục rê theo chiều cũ. Nhưng, trước khi câu theo cách này, thường ta phải bỏ công sức ra để dọn một bãi câu.
Do đường câu rê khá dài, khác với cách câu nhắp chỉ nhắp con mồi tại chỗ, nên phải tạo bãi câu trước khi câu. Đó là cách tém dẹp đám cỏ dạt sang hai bên, để ở giữa ruộng hay ao hồ có một “đường nước” trống trải, chiều ngang lý tưởng là trên 2m, và chiều dài là từ bờ này sang tận bờ kia của đám ruộng hay ao hồ đó, lý tưởng là trên 15m.
Do có đường câu rê khá dài và trống trải như vậy, nên khi ta rê lưỡi câu đi qua không gặp một vướng víu nào.
Tạo xong bãi câu, phải chờ một đôi ngày để chờ bùn lắng hết xuống đáy giúp nước trong trẻo trở lại, đồng thời đủ thời gian để bầy cá lóc sống trong ao hồ đó “hoàn hồn lại vía” thì chúng mới dạn dĩ ăn mồi.
Người câu rê đứng ở khoảng giữa bãi câu, tì cái nạng ở gốc cần lên phía trên đầu gối chân mặt, còn tay mặt thì giữ cần câu để nhịp nhàng rê mồi từ đầu luồng đến cuối luồng. Cá lóc, cá bông đang ẩn mình dưới cỏ để rình mồi, chợt thấy có con nhái (mồi) nhởn nhơ nơi giữa dòng nước trống trải, chúng liền phóng theo đớp mồi nghe tiếng “bặp”, thế là đúng lúc giật cần được cá.
Cái khó khăn của cách câu rê là phải biết cách móc mồi vào lưỡi câu. Mồi nhái khi móc vào lưỡi câu phải chừa cái chân chĩa ra ngoài, để khi rê mồi cái chân đó sẽ rẽ nước như cách con nhái bơi thật vậy, nhờ đó cá lóc dù đa nghi cũng bị lầm lẫn. Khi nó phát giác ra thì mọi chuyện đã rồi. Nếu dùng mồi thằn lằn, cũng phải chừa chân lòi ra như vậy.
Điều cần nhớ thứ hai là mồi phải phủ kín lưỡi câu để khi cá lóc vừa đớp mồi không có cảm giác đau đớn, từ đó nó mới yên tâm ngậm trọn con mồi vào miệng. Đến khi nó thấy đau đớn thì lưỡi câu đã dính vào mép rồi.
Điều cần nhớ thứ ba, khi móc mồi xong, phải dùng thân một đoạn cỏ gài giữa mũi lưỡi câu với nơi xỏ sợi cáp để khi nhắp tay rê mồi lưỡi câu không vướng vào cỏ. Đi câu cá mà để lưỡi câu liên tục vướng vào cỏ thì mỗi lần lội xuống gỡ lưỡi sẽ làm cho cá sợ hãi mà tản mát đi xa.
Các bạn cũng đã biết, cá lóc cũng giống các loại cá khác, trước khi chịu ăn mồi, nhiều con khôn ranh cứ nhở nha rỉa mồi một lúc, trừ những con quá đói mới chịu ăn liền.
Câu cá lóc cũng còn một bí quyết khác là khi nhắp mồi hoặc rê mồi một lúc lâu mà không thấy động tĩnh gì, thì người đi câu cũng nên làm giả tiếng cá táp mồi “bặp! bặp! …” để kích thích cá ăn mồi nhanh hơn.
3. Câu cắm
Với cách câu cắm, ta có thể câu cả ngày lẫn đêm, nhưng kinh nghiệm cho thấy câu đêm trúng đậm hơn câu ban ngày. Vì rằng ban đêm cá lóc có thói quen kiếm ăn gần bờ, và chúng cũng tìm chỗ ngủ sát bờ ruộng, bờ ao. Mặt khác, ban đêm yên tĩnh, cá “chịu” ăn mồi hơn.


Câu cắm
Câu cắm không ai câu một cần như cách câu nhắp, câu rê mà phải đem theo hàng chục, hàng trăm cần, và một lon mồi to tướng, cùng một số lưỡi câu dự phòng để khi cá ăn mất lưỡi còn có sẵn để thay thế kịp thời.
Khi chọn được bãi câu, ta cứ men dọc theo bờ ruộng hay bờ ao, hồ mà cắm cần. Trước hết, cần phải cắm sâu vào bờ đất (đất giẻ cứng thì cắm cạn, gặp đất mềm phải cắm sâu) để phòng khi gặp cá lóc to mắc câu sẽ quẫy mạnh “nhổ” cần tha đi mất.
Cắm cần xong mới mắc mồi vào lưỡi. Nếu mồi là nhái còn sống thì móc lưỡi câu vào một đùi của con nhái đó. Còn nếu mồi bằng cá rô, các sặc còn sống thì móc lưỡi câu trên lưng cá mà thôi. Cách móc mồi như vậy là nhằm mục đích để con mồi tự do bơi lội trên mặt nước, giúp cá mau phát hiện mà đến cắn câu.
Với loại mồi còn sống như vậy, chỗ thả mồi cần phải trống trải, không có rong cỏ mọc chằng chịt vướng víu, cho nên trước khi móc mồi cần phải tém dẹp sơ qua cho trống trải để con mồi có đủ chỗ trống mà nhở nhơ bơi lội.
Nếu là mồi trùn, ta nên móc cục mồi cho to, để mùi tanh của trùn lan toả rộng trong nước giúp cá lóc đánh hơi mà tìm đến.
Do mỗi lần câu cắm phải dùng nhiều cần (nhớ đúng con số để về thu lại cho đủ) nên phải chọn vị trí xuất phát, sau đó mới cắm tới. Khoảng cách giữa hai cần phải đều nhau, như mười bước chân hay mười lăm bước chân, nhờ đó mà trong đêm hôm tăm tối ta vẫn dễ dàng tìm ra đúng vị trí nơi cắm cần.
Đi câu cắm khoảng một đôi giờ phải đi giáp vòng một tua để thăm cần một lần. Cũng khởi đầu từ điểm xuất phát. Đến thăm cây cần đầu tiên, ta nhẹ nhàng nhấc nhợ câu lên quan sát: nếu cá mắc câu thì gỡ ra bỏ giỏ, sau đó móc lại mồi mới. Nếu cá không dính mà đã mất mồi thì móc lại mồi khác. Trong trường hợp cá đã nghiến mất lưỡi câu thì tóm lại lưỡi mới. Cũng gặp trường hợp mất luôn cần thì biết chắc chắn là cá đã nhổ cần mà lôi đi, thì nên rọi đèn thăm dò xem cần có vướng vào đám rong cỏ nào gần đó không. Nếu tìm không ra thì cắm vào đó một cần mới. Kiểm soát xong cần thứ nhất, ta lại đến thăm cần thứ hai, thứ ba …
Nếu một lần đi câu đem theo cả trăm cần thì mỗi lần đi thăm cần vừa thú lại vừa mệt. Vì một lần đi thăm giáp vòng xong, mau lắm cũng mất hết nửa giờ. Đến đâu cũng phải đứng lên ngồi xuống, rồi đi tới đi lui mãi làm sao không mỏi mệt? Thế nhưng nếu dính được năm ba con cá lóc bằng cườm tay hay cổ chân thì không có nỗi vui sướng nào bằng! Câu cắm nhiều khi không dính cá lóc, cá bông mà có khi dính cá trê, dính lươn, và coi chừng dính luôn cả rắn nước, ri cá.
Đi câu cắm, nếu nhiều cần, nên đi vài người để phụ lực cho nhau mới đỡ mệt. Mặt khác, nhiều người bao giờ cũng vui hơn là giữa đồng không mông quạnh trước sau chỉ có ta thui thủi một mình.
Trong giới đi câu có một thứ luật bất thành văn, tuy không nói ra nhưng ai cũng hiểu. Đó là khi đứng trước một bãi câu mới tạo nên, dù không biết là của ai, ta cũng không được quyền tự cho phép buông cần xuống đó, mặc dù rất thèm thuồng.
Mặt khác, khi thấy một người nào đó đang câu, ta không được ngồi hay đứng gần họ để câu chung cho có bạn.
Lẽ dễ hiểu là tạo một bãi câu rê không phải là ít công phu, có khi mất cả buổi mới xong. Đó là chưa nói đến việc trước đó họ cần mất công lui tới nghiên cứu hiện trường này một vài tuần liền để đoán xem dưới các bè rong cỏ dày đặc đó có nhiều cá lóc trú ngụ hay không.
Chỉ khi tin tưởng là bên dưới ao đó có nhiều cá lóc, các tay sát cá mới chịu bỏ công sức ra để tém dẹp rong cỏ, hầu tạo một luồng câu trống trải như ý.
Cũng xin được nói thêm, một bãi câu như vậy, có thể sử dụng cả tháng, nghĩa là câu nhiều lần, chứ không phải chỉ một hai lần. Hễ bên dưới còn cá là còn tiếp tục câu cá.
Với người đi câu chuyên nghiệp, nhiều khi chỉ đứng trên bờ ao, bờ ruộng quan sát một lúc, họ cũng đoán biết dưới đó có nhiều cá sinh sống hay không, và chịu ăn mồi hay không.
Nếu ao lớn, nước sâu, mà nước trong veo đến tận đáy, cá lóc dù nhiều cũng nhát, không bao giờ chịu ăn mồi. Còn những hồ nước đục ngầu, rong cỏ tốt tươi là nơi cá đủ mồi ăn nên con nào cũng béo, nên cá chậm ăn mồi. Muốn câu được chúng, ngoài việc phải có mồi hấp dẫn, còn phải trổ hết tài nghệ ra rê hay nhắp cần thì may ra cá mới chịu ăn mồi.
Nhiều người còn chịu khó cúi xuống vốc từng bụm nước ruộng, nước ao cho vào miệng ngậm một lúc để xem trong nước phảng phất mùi tanh của nhớt cá nhiều ít ra sao để biết số lượng cá trong ao, dìa đó nhiều ít cỡ nào.
 
Chi tiết >>…

Hướng dẫn chọn cầu câu cá chép

3:08 AM |
Bạn có ý định mua một cần câu cá chép tốt chất lượng mà còn nhiều đắn đo và boăn khoăn không biết nên chọn loại nào phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý nho nhỏ cho bạn.

Có thể nói ngày nay có rất nhiều những cần thủ câu cá chép đã thâu lượm được rất nhiều kinh nghiệm săn chép. So với trước đây dùng những cách thủ công đơn giản thì làm cho hiệu quả của việc câu không được cao. Đối với mặt hàng về cần câu hiếm nên giá thành bán ra cũng hơi mắc đối với những người đam mê ,còn ngày nay có thể nói những kỹ thuật đã đạt tới mức với những công nghệ dây chuyền sản xuất bốn phương nên giá thành bán ra cũng tương đối rẻ để cho những người dễ tham gia.

Cần câu cá chép


Việc câu cá chép tương đối khó khăn nhưng đem lại cho “ thủ câu” được những niềm vui. Tạo nên sự say mê thích thú trong những buổi đi câu lý tưởng. Tuy nhiên người câu phải chú ý không phải loại cần câu cá nào cũng phù hợp với tất cả loại cá. Mỗi loại câu có những đặc điểm chức năng khác nhau. Để phù hợp với những loại câu phù hợp với loại cá cần câu thì người câu nên tìm hiểu thật kỹ, có những kinh nghiệm chọn cần để thu lại được hiệu quả cao nhất trong việc đi câu.




Chọn cần câu cá chép bạn nên chọn các loại cần có 2 khích cỡ : 12pieds/3m60 , 13pieds/3m90. Và có lực cần : 2 lbs-4lbs. Các bạn đặt ra câu hỏi : Vì sao có 2 cỡ : Thứ nhất loại cần 3m60 /2lbs dành cho câu khoảng 80 mét . Còn loại cần 3m90 dành cho câu xa trên 100 mét. Thông thường khi những cần thủ họ thích xài cần 3m60/2lbs3/4 cần ngắn dễ tháo vát ,vì cần 3m90 hơi dài và lực cần hơi nặng. Khoen départ 50 mm. 


Nhãn hiệu thì có rất nhiều nhưng có vài nhà sản xuất được các cần thủ được chú ý ví dụ như Fox 15 °/° , Daiwa 7 °/° , Prowess 12 °/° , Shimano 12 °/° . Tốt nhất là nên chọn những nhãn hiệu đã có uy tín lâu năm trên thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc… Những loại cần câu có đầy đủ nhãn mác này tương đối chất lượng mà đảm bảo, bảo hành uy tín. 

Bạn có thể tham khảo một số loại cần câu cá chép như Shimano…Đây cũng được xem là loại cần tốt nhất thông dụng nhất dùng để câu cá chép. Loại cần này thì cũng được bán khá nhiều cửa hàng lớn trong khắp cả nước. Bạn có thể tìm mua. Hoặc bạn có thể truy cập vào www.sieuthikhuyenmai.net để tìm mua cho mình một loại cần câu cá giá rẻ mà chất lượng.
Chi tiết >>…

Hướng dẫn cách chọn cần câu cá

2:54 AM |
 Đây là bài dịch từ tiếng Anh!
Xin chào! Tôi là Gavin Hodgson, chuyên gia hướng dẫn câu cá và là nhà quản lý của Dịch vụ dụng cụ câu cá ở Nam Kensington, London. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số kỹ thuật và đưa ra vài lời khuyên về cách chọn cần câu cá.
Bộ sưu tập cần câu cá

Có rất nhiều điều phải cân nhắc khi lựa chọn cần câu nhưng có lẽ điều quan trọng nhất mọi người thường bỏ qua là kích thước của cần câu. Kích thước là yếu tố quyết định cho việc chúng ta thả ruồi câu ở khoảng nào và cần câu nào chúng ta cần để thả dây câu.

Ở đây, chúng ta có cần câu dài khoảng 1.7 m. Chiếc cần nhỏ như thế này sẽ không câu được cá to nhưng khá hoàn hảo để gắn ruồi câu nhỏ và thích hợp khi đi câu ở những hồ nhỏ.

Nếu tăng dần kích thước, chúng ta có ruồi khô nhỏ, những con ruồi khô đủ tiêu chuẩn để câu cá hồi hay đi câu ở phạm vi nhỏ. Do đó, chúng ta cần chọn cần câu có kích thước từ 1.2 đến 1.5m

Đây là một chiếc cần có chiều dài 1.8m với màu sắc tao nhã, khá đẹp mắt, phù hợp để đi câu ở nhiều nơi như suối, sông và hồ nước nhỏ. Khi câu cá hồi ở những vùng nước lớn như hồ chứa, chúng ta phải cần đến ruồi câu lớn. Vì thế, kích thước của ruồi câu phải phù hợp với cần câu.

Tôi sẽ chọn cần câu có chiều dài 2.1m hoặc 2.4m nhưng chiều dài 2.1m là tốt nhất. Đây là một con ruồi, bạn nên chọn cần dài 2m. Hiện nay, cần câu dài từ 1.8 đến 3m khá phổ biến.

Cần câu dài 1.8m hoặc 2m là phù hợp nhất cho bạn khi đi câu trên bờ và câu trên thuyền. Trở lại việc câu cá hồi, chúng ta phải cân nhắc khi chọn ruồi câu. Do đó, việc lựa chọn kích thước của ruồi câu sẽ phải phù hợp với ruồi câu chính

Khi thấy ruồi câu chính này, chúng ta sẽ đoán được kích thước chính của nó. Những chiếc cần nhỏ, mảnh sẽ không thả được những con ruồi này nên tôi sẽ chọn cần câu dài 1.5m hay 1.8m. Đó là lựa chọn tốt nhất để thả ruồi câu chính.

Ngoài cá hồi ra, chúng ta có thể đi câu nhiều loài cá khác. Chúng ta có thể đi câu ở vùng nước mặn. Khi câu ở vùng nước mặn, chúng ta phải sử dụng những con ruồi có kích thước lớn hơn như mô phỏng những con tôm lớn. Do vây, phải cần đến cần câu có kích thước lớn hơn

Chúng ta sử dụng dây câu thon để quấn quanh ruồi câu lớn nhưng nhìn chung, dây câu dài 2.4 đến 2.7m sẽ tốt hơn dây câu dài 1.8m đến 2m. Tiếp theo chúng ta sẽ lựa chọn cần câu cho vùng nước mặn, ở đây chúng ta có một chiếc cần câu khá đẹp với guồng quay trên cần. Đây là lựa chọn phù hợp với dây câu có chiều dài như tôi đã nói ở trên. Chúng ta sẽ có thể câu được những chú cá lớn hơn ở vùng nước mặn.

Đây là một con ruồi mô phỏng cá cháo, có thể sử dụng được cho nhiều loài nhưng để gắn loại ruồi này vào rõ ràng bạn cần phải dùng đến một chiếc cần câu lớn. Đây là một con ruồi bằng lông thỏ, nó sẽ là một con ruồi câu khá nặng khi bị dấp nước. Và chắc chắn bạn phải chọn cần câu dài từ 2.4m đến 2.7m.

Tăng kích thước của cần câu lên 3m, 3.3m, thậm chí là 3.6m bạn vẫn có thể cầm tay và không có vấn đề gì. Khi so sánh cần câu dài 3 m với chiếc cần dài 2.4m đương nhiên nó sẽ chắc chắn hơn, đầu cần câu nặng hơn và là một dụng cụ khá vững chãi. Khi đi câu cá ở biển, nói đến việc thả cá nóc ở biển chúng ta phải cần đến một chiếc lưỡi câu lớn.

Đó là một con ruồi câu khá lớn, sử dụng cho nhiều chỗ câu. Tuy nhiên, nếu chúng ta đang sử dụng đúng công cụ như một chiếc cần dài 3.6m thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn. Một chiếc cần nặng 5.4 kg sẽ khá nặng, không thích hợp dùng đi câu cả ngày. Chúng ta chỉ thả cùng một loại cá, đôi khi thả ruồi câu lớn.

Đó là cách chúng ta chọn một chiếc cần câu. Hãy lựa chọn ruồi câu trước, sau đó đến loại cá mà bạn muốn câu. Địa điểm câu và kích thước ruồi câu sẽ giúp bạn chọn được cần câu phù hợp.
ách mua máy câu:
Phân loại:
- máy ngang
- máy dọc
- máy kết hợp ngang và dọc
Chất liệu và cấu trúc

Phân loại :
Có căn bản 3 loại máy mà mỗi loại có ưu điểm riêng để ta chọn
1- Máy ngang:
· Máy ngang vận hành theo độ nặng của mồi giả hay mồi thật,nó kéo tuôn giây và làm quay ổ cước để xả dây dài ra. Mồi càng nặng thì quăng càng xa
· Với sự tập luyện thường xuyên, kiểu máy này cho phép ta quăng chính xác hơn.
· Dùng máy câu kiểu này thường thích hợp với người câu nhiều kinh nghiệm, đặc biệt khi dùng mồi nặng và dây to thiết kế để câu các loại cá lớn.
· Nhiều tay câu chuyên nghiệp thích loại máy này để giằng co với cá lớn và cá mạnh trong thời gian lâu dài, đặc biệt là câu cá lớn ở biển.

· Dùng máy câu kiểu này thường thích hợp với người câu nhiều kinh nghiệm, đặc biệt khi dùng mồi nặng và dây to thiết kế để câu các loại cá lớn..
· Đa số máy ngang hiện thời thường được thiết kế chung hệ thống điều chỉnh lực kéo dây ở ổ quấn cước để kiểm soát độ căng thẳng cần thiết của dây, vừa đủ để tuôn dây.Thường ta thấy bằng khoá đơn hay là khoá hình 5 cánh ở bên máy.
· Dây câu được thu trực tiếp từ ổ máy nên làm cho máy này có khả năng chống chọi với cá lớn
· Máy ngang thường được thiết kế là 1 khối từ khi đổ khuôn đúc nên ít có bị ảnh hưởng sự rỉ sét bởi nước biển
· Ta có thể chọn lựa máy ngang theo cung cách câu của ta:
-Máy dùng cho câu ở ngoài khơi xa được thiết kế câu cá lớn từ trên thuyền
-Máy để dùng rê bắng thuyền cho phép ta điều chỉnh máy để mồi sống hay
mồi giả sinh động trong lúc kéo bằng thuyền
-Nhất là có lợi điểm quăng rất chính xác.
* Khoen quấn dây thường ở máy này là để hớng dẫn dây vào ngược lại trong ổ dây 1 cách đều nhau
· Đấy là những cái tiện lợi của máy ngang, khi quăng cao qua đầu,quăng ngang và thẩy nhẹ ở những nơi chật hẹp như dưới những cành cây thấp chẳng hạn.
2- Máy dọc:
· Máy dọc là máy có phần trước ở ổ quấn dây thông thoáng
· Dây ở ổ cước được tuôn xả khi ta bật vòng chắn mở ra.
· Kiểu ổ cước tịnh này tránh được sự rối dây
· Sức nặng của mồi khi quăng sẽ kéo theo dây ra khỏi ổ cước
· Thường máy dọc để câu cá nhỏ nhưng sau hiện nay thì máy dọc được thiết kế để câu từ cá nhỏ đến cá lớn
· Ta cũng cần biết chắc là máy câu khi ta chọn có tay quay bên trái hay bên phải,hoặc dùng được cho cả hai bên.
· Máy dọc có bộ phận chống quay ngược,một cơ phận đơn giản mà ta có thể dùng sau khi quăng,cơ phận này không làm tuôn dây khi cá ăn mồi và kéo dây.
· Khoá chống quay ngược thường gắn ở cơ phận bánh răng
· Cơ phận chống quay ngược này thường phòng ngừa tay quay máy quay ngược hay khi cá kéo dây chạy hoặc khi dùng rê bằng thuyền.
· Khi có cơ phận tự động chống quay ngược thì ta không cần phải bật khóa dùng.
· Khi dùng máy dọc câu biển,ta nên dùng loại ổ dây có vành chắn cao.
· Máy có vành chắn cao sẽ chứa được nhiều dây câu hơn ,cho phép ta quăng xa được,và ít bị rối dây.
· Ổ dây có vành chắn cao bảo vệ được nước biển vào phía trong ruột máy và không làm ẩm sét.

3- Máy kết hợp ngang và dọc:
· Máy này có phần trước che ổ máy, ổ máy tịnh đến khi nào ta dùng ngón cái bấm nút để quăng thì ổ cước mới chuyển động và mồi sẽ kéo tuôn dây cước ra.
· Sự tin chắc sẽ dễ dàng xử dụng của máy này là một lựa chọn tốt giúp cho những người mới tập câu, với sự đơn giản câú trúc và tiếng rít của máty đôi khi là vấn đề khi đang câu.
· Dù có phần che ổ máy này nhưng nó không giới hạn đoạn dây tuôn ra,nhưng ta có thể tìm hay chọn lựa loại nào mà ta dùng câu cá nhỏ và cá nặng trung bình.
Nguyên liệu và kết cấu của máy:
1- Ổ quấn cước:
· Ổ quấn dây là 1 cơ phận chứa dây câu của máy
· Nó có thể tháo rời được
· Ổ quấn dây có thể làm bằng nhôm hay bằng graphite
· Ổ quấn dây làm bằng graphite thì nhẹ hơn làm bằng nhôm
· Ổ quấn dây làm bằng nhôm thường mắc tiền hơn và một số cho là bền hơn
· Cả hai nguyên liệu dùng làm ổ quấn dây trên được thiết kế chống rỉ sét
2- Khung máy:
· Khung máy thường là đúc
· Khung máy có thể đúc bằng nhôm hay graphite
· Một lần nữa, đây là câu hỏi của trọng lượng và giá cả mà ta muốn chi tiền ra mua
3- Sức chứa dây:
· Sức chứa dây là điều kiện cần có khi ta chọn mua máy
· Máy câu có thể chứa dây từ 14m tới nhiều nhất là 822m
· Số lượng dây dây câu ta cần tùy thuộc vào cách câu của ta,,Thí dụ : câu ở hồ nhỏ hay ao,hồ,ta có thể cần ít dây,Nếu ta câu những nơi rộng rãi bao la ta phải cần nhiều dây để câu ở độ sâu hay cá lớn lôi dây chạy.
4- Tỷ lệ vòng quay:
* Tỷ lệ vòng quay nói lên cho ta biết máy có thể thu dây nhanh cỡ nào so
với tay quay.
* Tỷ lệ càng thấp thì cho ta thêm sức kéo cá từ dưới sâu lên,trong khi tỷ lệ
càng cao thì cho phép ta thu dây nhanh khi cá gần mặt nước.
5- Bạc đạn :
a- Bạc đạn dùng để giúp cho máy câu hoạt động nhẹ nhàng hơn bởi những
cơ phận chuyển động.
b- Thông thường bạc đạn càng nhiều thì máy câu hoạt động càng đều
và nhẹ hơn, đặc biệt trong trường hợp khi nhiều áp lực của cá lớn
kéo
c- Máy câu càng có nhiều bạc đạn thì giá cả càng mắc thêm.
6- Khoen quấn dây:
Khoen quấn dây là cơ phận làm dây quấn đều đặn ở trong ổ.
Chi tiết >>…

Thật hay không câu chuyện cá trê sống dưới mộ

1:37 AM |
Những câu chuyện truyền tai về việc bốc mộ phát hiện cá trê trong hòm có thể khiến không ít người kinh hồn bạt vía, song đối với những người dân sống ở các khu sình lầy, ngập nước như ở Nông Cống, Thanh Hóa thì đây lại không phải là chuyện hiếm. 
Theo lời kể của ông Vũ Hữu B. (56 tuổi, ở xã Thăng Bình, huyện Nông Cống, Thanh Hóa), thời điểm bốc mộ sang cát cho cụ cố (ông nội của ông) diễn ra vào khoảng giữa tháng 3 Âm lịch năm 1992. Lúc ấy thời tiết vẫn còn lạnh căm căm, cả đoàn gồm 12 người đi đào mộ chân trần, quần xắn cao bì bõm lội tiến vào khu nghĩa địa của làng ở giữa cánh đồng, cách bờ sông khoảng 100m. Ông cho biết, đất vùng này là dạng sình lầy do ngập nước quanh năm.
Đội thợ tay cuốc tay xẻng hì hụi đào từ lớp đất trên rồi đến lớp đất dưới của ngôi mộ. Và sau khi các lớp bùn đất được lấy đi, sâu cách mặt nền khoảng hơn 1m, nắp quan tài hiện ra.

Cá trê ưa sống ở những hang tối dưới lòng đất ẩm ướt, sình lầy

“Thông thường, khi nhìn thấy áo quan, người ta sẽ tiến hành các thủ tục kéo quan, thu hài cốt và sang tiểu. Tuy nhiên, điều làm cả đám người ngạc nhiên là dưới lớp áo quan liên tục phát ra tiếng động khiến mọi người sợ hãi. Giữa đêm khuya, ngoài đồng không quạnh vắng, đám người không ai bảo ai, nín thở nép vào nhau” – ông B. kể lại câu chuyện với giọng hồi hộp.
Ông B. cho hay, lúc ấy, ông cụ thân sinh ra ông (chủ dẫn đoàn đào mộ) cũng hơi “lạnh gáy” nhưng vì quay sang tứ phía thấy tất cả mọi người đều đứng bất động nên ông lấy hết sức bình sinh, nói giọng run run: “Mọi người đứng xa ra, chắc có ông hổ trâu chui vào hang đất sâu dưới này nên mới có tiếng động vậy”.
Và sau khi mọi người tản ra thành một vòng tròn lớn quanh mộ, ông cụ xắn tay áo vào từ từ mở nắp áo quan. Sau khi cỗ ván được lật, ông kêu lên thất kinh. Dưới ánh sáng của 3 ngọn đèn măng-sông, một đàn cá trê vàng rộm bò lúc nhúc trong quan tài. 
Sau khi nghe tiếng kêu của ông cụ, đám người đào mộ chạy lại và cùng ngó xuống huyệt. Bầy cá trê khiến ai nấy đều sợ hãi vì họ không biết bầy cá làm cách nào mà có thể chui vào thành lập “lô-cốt” ngay trong quan tài. Tuy nhiên, sau khi lấy hết can đảm bứng hết số cá lên mặt đất, tiến hành các thủ tục dọn rửa hài cốt và sang tiểu cho cụ cố xong xuôi, đoàn người đào mộ mới phát hiện một phần đáy của chiếc quan tài bị đục ruỗng, thông với phía dưới là mấy cái hang nhỏ, mỗi hang to bằng 4-5 lỗ cua.
“Vì nghĩa địa của làng là khu sình lầy, quanh năm ngập nước nên có thể sau khi chôn cất mấy năm, hòm gỗ bị mục ruỗng. Mà đặc tính của loài cá này là ưa chỗ ẩm ướt sình lầy và thường sống thành từng bầy trong hang hốc nên khi có quan tài có khe hở, thông với các hốc sâu dưới lòng đất bùn thì chúng chui vào đây. Có điều, chúng tôi không ngờ chúng lại có thể sống dưới mộ nhiều đến vậy” – ông B. giải thích.
Theo lời ông kể, sau khi cá trê được đưa lên khỏi hố, đám thợ đào mộ đem cá đổ ra khu ruộng sau ngay cạnh đó. Số cá này ước chừng phải đến gần 2 chục kg, to nhỏ đủ loại. Con lớn nhất nặng khoảng 6-7 lạng.
“Chuyện cá trê ở dưới mộ người chết ở khu vực nghĩa địa của làng lâu nay không phải là chuyện hiếm. Có điều số lượng không nhiều, chỉ vài con và đôi khi chúng làm hang ngay phía ngoài của quan tài. Khi đào trúng chỗ hang này thì cá chui lên, cũng đôi khi người ta bắt được cả lươn nữa. Còn chuyện bốc mộ là “vớt” luôn cả mấy chục cân cá trê giống như trường hợp của gia đình tôi là chuyện ít thấy” – ông B. cho hay.

Chi tiết >>…

Thú vui của người đi câu cá

1:16 AM |
Trước đây, khi nhắc đến câu cá người ta thường liên tưởng ngay đến thú vui tao nhã của những người trung niên hoặc bậc cao tuổi có nhiều thời gian rảnh rỗi... Ngày nay, đi câu cá đang trở thành thú vui, giải trí của nhiều người, không kể tuổi tác hay nghề nghiệp.
Thú vui câu cá
Quan sát "đồ nghề" của những người "nghiện câu cá" không chỉ đơn giản là chiếc cần trúc, sợi cước mỏng, cái phao lông gà, cái lưỡi sắt như xưa. Giờ có rất nhiều phụ kiện hiện đại với nhiều mức giá, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.Cần câu Trung Quốc có độ đàn hồi cao, độ dài thay đổi linh hoạt, giá từ 65 - 350 nghìn đồng/chiếc.
Cần Hàn Quốc, nhẹ, phụ kiện chắc chắn, bộ cuốn cước có thể mua rời, giá từ 650 nghìn đồng trở lên. Tiếp đến là máy quay tay, quay trực tiếp, kiểu đơn giản, có bộ phận quấn dây tự động giá từ 65 - 300 nghìn đồng. Thông thường những người câu cá "nghiệp dư" chỉ xách ra sông 1 cần gọi là hóng mát. Nhưng những người "nghiện" câu chính thống xách từ 5 - 10 cần đủ loại.

Cửa hành cần câu cá
Dân câu khẳng định, chuyện câu được cá là cả một nghệ thuật. Không chỉ là cần câu xịn, mồi câu ngon mà các "cần thủ" phải biết cách chọn thời điểm, vị trí câu đến lựa cần, mồi cho từng loại cá.
Cần thủ tên Giang bày tỏ: Kỹ năng đầu tiên của người đi câu, buộc phải có phản xạ tốt. Cá đớp mồi, cần rung nhưng anh không có kỹ năng thì chỉ có mất mồi. Thi thoảng được mấy con cá khờ an ủi mà thôi. Khi cá dính mồi, cách giật lên cũng phải thật điệu nghệ, nếu không con cá sẽ rớt trở lại xuống sông. Người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn tăm cá sủi trên mặt nước là có thể biết đó là loại cá gì, đặc tính của loài cá đó như thế nào để tìm ra mồi câu thích hợp. Từ mồi giun để câu cá trê, mồi cám câu cá chép đến mồi cơm mẻ câu cá tra...
Câu cá là thú vui tao nhã
Một người đi câu tên Dũng, tuổi ngoài 30 bộc bạch: Chiều nào tôi cũng xuống chân cầu ngồi tĩnh tại. Đi câu là để trốn rượu thôi.

Là giáo viên nên ngày hè nhàn rỗi, bạn bè chiều nào cũng gọi. Hôm thì trà đá, hôm thì rượu, bia quá mệt mỏi..., nên trốn bằng cách chọn cho mình một thú vui với sông nước. Không ảnh hưởng đến ai, mà thoải mái. Ngồi trên bờ, xung quanh mênh mông, chờ đợi cá đớp mồi thấy lòng mình thanh thản. Mỗi buổi đi câu đều mang lại cho tôi cảm xúc riêng, sướng nhất là lúc cá cắn câu; nhưng nhiều hôm ngồi cả buổi không được con cá nào vẫn thấy vui.
Vừa trò chuyện, anh nhẹ nhàng lôi đến 5 chiếc cần loại quay dây từ chiếc ba lô đựng đồ, tỉ mẩn nặn từng chiếc bánh mồi được chế từ bột ngô, đỗ tương, bột nếp và đẩy cả chùm lưỡi câu vào giữa lòng bánh rồi tung nhẹ nhàng, đưa từng chiếc bánh mồi ra giữa lòng sông. Anh cho hay, đây là dạng câu chùm. Riêng việc chế mồi cũng là một kỹ thuật.
Mồi câu cá
Có thể nói, đi câu cá đang là thú vui giải trí lành mạnh của nhiều người. Mỗi người có kiểu câu riêng của mình. Người thích câu đêm, người thích câu ao hồ giải trí. Người thích câu mồi giun, mối, ngô... Nhưng đặc biệt có một điểm chung, là những người đi câu đều không thích ăn cá. Trừ khi được con cá to đem khao cả làng.
Khá vui khi biết thêm một cần thủ tên Long, đi câu luôn có bộ đài và mở những bản nhạc rất trữ tình. Anh tiết lộ: Cá rất thích nghe nhạc nên đây là thứ mồi khá quan trọng. Với nghề sửa chữa điện nước, anh tung hoành mọi ngõ làng, xóm phố. Lúc rảnh rang đi câu, nghe nhạc thấy cuộc sống nhẹ nhàng.
Đi câu là một thú vui tao nhã. Và sau khoảng lặng đi câu ấy, bao gánh nặng lo toan dường như được trút bỏ. Ở đó có biết bao khoảng lặng, suy tư mà chỉ có lòng sông hiền hòa thấu hiểu. Vốn dĩ dòng sông luôn thơ mộng. Nếu thiếu đi bóng dáng của họ, chắc hẳn dòng sông ấy như mất đi vẻ đẹp và sức sống gắn bó bao đời giữa thiên nhiên và con người.
Chi tiết >>…

Loại hình câu cá ôm hoạt động trá hình

7:43 AM |
Trong khi loại hình quán cà phê ôm, bar chân dài, bóng đá tươi mát… tại TP HCM thời gian gần đây chưa hết nhức nhối, thì hiện nay lại xuất hiện dịch vụ câu cá ôm gây bức xúc trong dư luận. Lấy danh nghĩa kinh doanh dịch vụ câu cá giải trí lành mạnh, nhiều chủ hồ ở ngoại thành đã lách luật mở thêm những dịch vụ trá hình. Hiện nay, hồ cá này đang đua nhau mọc lên tại các vùng ngoại ô. Nhìn bề ngoài, những hồ cá này rất đẹp và lịch sự.

Tuy nhiên, theo những tín đồ câu cá thì đó chỉ là bức bình phong che đậy những dịch vụ trá hình khác, bởi hiện nay, đây là thứ có thể thu về cho chủ kinh doanh nguồn lợi kếch sù, thay vì hoạt động trong lĩnh vực câu cá giải trí đơn thuần. Nói về thói tiêu khiển này, anh Lê Văn Nam (35 tuổi, Cần Giộc) là tài xế chuyên chạy xe dọc tuyến đại lộ Đông – Tây (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) cho biết, bản thân từng nhiều lần đi “câu cá” ở những hồ này nên không lạ gì “ngàn lẻ một” những trò trong đó. Anh Nam mỉa mai khẳng định: “Nói thực ra thì chẳng có cá, tôm gì ở trong đó ngoài mấy em mặc thiếu trên, hụt dưới suốt ngày lượn lờ mồi chài mấy trò mua vui để moi tiền khách. Những chốn này lâu nay thường là nơi “xả hơi” của dân lái xe đường trường chúng tôi, rồi mấy gã đàn ông thừa tiền rửng mỡ hoặc đã có vợ con đề huề mà viện cớ đi câu cá giải trí để “thay nước”.

Theo chân anh Nam, chúng tôi quyết định vào một chòi câu cá giải trí tên A.T, nằm sau bãi sậy cạnh Đại lộ Đông – Tây. Cũng như bao người khách khác, vừa thấy chúng tôi, bà chủ quán đon đã chào mời ngay từ cổng, rồi hỏi một câu đầy ẩn ý: “Các anh muốn câu chòi ngoài hay là vào chòi bông (?)”. Tôi đang phân vân, vờ không hiểu ý thì bà chủ chêm thêm: “Chòi bông thì có tiếp viên phục vụ khăn, ngồi nói chuyện thư giãn và làm những việc khác tùy khách yêu cầu, yên tâm ở đây toàn hàng tuyển, xấu không lấy tiền”. Tôi liền hỏi lại với giọng lả lơi: “Chúng tôi đi câu cá chứ đâu phải đi câu gái”, thì bà chủ quán cười một cách ma mãnh: “Đã vào đây thì có ai câu được con cá nào bao giờ”.
Qua quan sát thì khu ao cá của chủ quán A.T khá bề thế, nằm giữa không gian yên tĩnh, bên trên khu vực ao là hệ thống chòi lợp lá dừa khá kín đáo, chỉ chừa một lối vào và nơi thông ra để buông cần câu. Ở đây có hai dịch vụ là câu cá chay và câu cá có tiếp viên “trợ giúp”, gọi lóng là “chòi bông”. Đặc biệt, những loại chòi này đều nằm sâu hút như một “ốc đảo”, người đứng từ xa không thể thấy bên trong khách “câu” gì. Như thói quen thường lệ, anh Nam lựa chọn một nữ nhân viên khá xinh dẫn vào “chòi bông” và thả cần “thư giãn”, cách đó không xa là những chiếc chòi đã đầy người từ lúc nào. Ở những “ốc đảo” này, một khi khách đã bước vào thả câu thì sẽ được các nữ tiếp viên chăm sóc rất tận tình, thậm chí khi cá mắc câu các nhân viên này cũng nhấc cần thay. 

Tại những điểm câu cá như thế này, nhân viên thường chủ động thăm dò, khi thấy khách có “nhu cầu Z” thì họ sẵn sàng chiều tới bến với đủ trò kích dục, thậm chí đi tìm “bãi đáp” bán dâm… Những dịch vụ này thì giữa nhân viên và chủ quán đều thống nhất tỷ lệ phân chia hoa hồng nhất định. Một nhân viên ở đây tiết lộ với chúng tôi rằng lương bình quân mỗi tháng được 3 triệu đồng, còn thu nhập chính là những dịch vụ ngoài câu cá, đó cũng là nguồn thu nhập chính cho chủ ao.

Chi tiết >>…

Mẹo câu cá chép hiệu quả

4:47 AM |
Đi dọc con sông Hồng, thấy có nhiều điểm thu hút giới cần thủ, nhưng có 2 điểm câu cá đáng chú ý, là đoạn sông chảy qua TP. Lào Cai và phía hạ nguồn sông Hồng, các nhánh nhỏ của con sông, nước chảy hiền hòa nơi Đồng bằng Sông Hồng.
Kỹ nghệ câu chép sông ở khu vực quanh cầu Cốc Lếu (TP. Lào Cai) đã đẩy các cần thủ ở đây lên hàng cao thủ. Giới câu ao hồ không thể hiểu được vì sao những cần thủ bình dân lại có thể kéo lên từ dòng sông cuộn đỏ những chú chép khủng.
Câu chép trên sông Hồng

Quả cũng lạ, đoạn sông Hồng chảy qua TP. Lào Cai, đoạn từ cầu Cốc Lếu lên ngã ba sông Nậm Thi, nhỏ như con dao quăng, nước chảy như tên bắn, lại lắm cá chép đến vậy. Vinh “chép”, một cao thủ câu chép hàng đầu đất Lào Cai, cắm xong mười mấy chiếc cần ngắn choẳn bên bờ sông trong đêm tối, rít điếu thuốc đỏ lòm trên môi, chậm rãi bảo: “Sông Hồng vốn nhiều cá. Chỗ nào chẳng có cá. Nhưng loài cá cũng khôn lắm chứ, phải biết cách bảo vệ giống loài khỏi tuyệt chủng.
Bọn cá chỉ có cách thoát khỏi thợ đánh điện, lưới vét, đánh mìn bằng cách trốn vào những chỗ nước sâu, lắm ghềnh thác, nước chảy mạnh, nhiều hang hốc. Đoạn sông Hồng co thắt ở Cốc Lếu mang đầy đủ yếu tố đó. Đoạn sông này là nơi hội tụ của cá chép lớn”.
Theo Vinh “chép”, cá chép ở sông Hồng đoạn này có dáng dấp khác biệt hoàn toàn chép ở nơi khác. Nó có thân hình tròn ủng, ngắn choẳn. Thịt cá thì dai nhoách, ngọt lừ.
Thế nên, cần thủ nào kéo được cá lên bờ, ngay lập tức có dân sành ăn trả giá tới 200 ngàn đồng/kg. Vì chép nhiều, giá cao, nên nhiều cần thủ ở Lào Cai kiếm sống bằng nghề câu cá trên sông Hồng. Có cần thủ thực sự làm giàu nhờ nghề câu cá chép.
Vinh “chép” cho biết, cách đây 20 năm, mỗi ngày, anh có thể kéo lên từ lòng sông Hồng 1-2 tạ cá chép. Những con chép cụ nặng tới cả chục kg, Vinh trục lên từ lòng sông nhiều không kể xiết.
Bây giờ, cá sông không còn nhiều nữa, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua Lào Cai vẫn là vựa chép hấp dẫn các cần thủ đam mê với sông nước. Mùa lũ tiểu mãn về, sau mỗi trận mưa, trời hửng nắng, cá chép đi ăn chòm chọp.


Bọn chép từ hạ nguồn ngược lên từng đàn, lưng đen lúc nhúc lẫn trong dòng xoáy nước cuộn đỏ, nhìn rất thích mắt. Mùa sinh sản, bầy cá chép cũng tìm lên đoạn sông này vật đẻ. Những con chép khủng, nặng cả chục kg vật ủng oảng trong nước. Nếu dùng lưỡi lục, chỉ việc quăng lưỡi ra, là kéo cá vào bờ.
Tuy nhiên, giới cần thủ đẳng cấp như Vinh không bao giờ câu cá đẻ. Ngặt nỗi, giới thuyền chài, cứ nhằm chỗ cá vật đẻ quăng chài. Bọn cá đẻ như thiêu thân, họ vừa kéo lưới lên đã lại lao vào nạp mạng. Mỗi mẻ chài, kéo lên cả tạ chép cũng là chuyện thường.
Nhiều cần thủ ở thủ đô, cũng vượt mấy trăm cây số lên đầu nguồn sông Hồng săn chép khủng, tuy nhiên, chỉ tốn chì, tốn lưỡi mà chẳng thấy cá đâu. Chỉ có những thợ câu bản địa, thuộc lòng luồng lạch đoạn sông này, và có những bí quyết đặc biệt, mới săn được chép sông.
Với Vinh “chép”, cũng như những cần thủ ở Lào Cai, thì họ thuộc từng luồng lạch, từng vũng nước, từng hòn đá tảng dưới đáy con sông này. Chỗ nào cá ẩn, ẩn vào mùa nào, lúc nào, họ đều biết cả. Nhìn trời, nhìn đất rồi, các cần thủ mới tóm mồi, thả câu trúng điểm.
Điểm câu chỉ nhỏ bằng miệng thúng, miệng nia, ở giữa dòng sông cuộn xiết, cách bờ tới vài chục mét, mà các cần thủ quăng trúng. Những điểm thả mồi đó do các cần thủ dọn dẹp trong mùa nước cạn.
Cục chì nặng 2-3 lạng, do các cần thủ tự chế, sẽ rơi trúng điểm câu và ghì mồi sát mặt đất. Chỉ cần quăng trượt một chút, chì và lưỡi sẽ mắc và cách duy nhất là tặng cục chì to tướng cho dòng sông.
Ngoài việc tinh tế trong săn chép, thì các cần thủ ở đầu nguồn con sông hung dữ này cũng là những cascadeur chuyên nghiệp. Những chú chép khủng dính mồi, chạy lăng xăng trên sông, sẽ cuốn cước và chì mắc vào đá. Các cần thủ sẽ buộc mình vào sợi thừng, vật lộn như con quay giữa dòng nước bạc để gỡ cá lôi lên bờ.
Mồi câu săn chép khủng cũng là bí quyết mà các cần thủ bản địa không tiết lộ. Dân câu bình thường chỉ biết rằng, trong đống mồi ấy có khoai bở, bột mì, mẻ chua, bơ, thính gạo, ngô bung, vừng đen rang thơm lừng… Còn những gia vị tạo mùi, để thứ mùi ấy bền vững dưới nước, quyến rũ loài chép, thì là bí quyết riêng của mỗi cần thủ.
Mồi câu cá chép

Riêng việc trộn mồi thế nào để không cứng quá khiến cá không phá được mồi, không mềm quá kẻo bị nước chảy làm tan rã, là cả một kinh nghiệm không dễ gì có được trong ngày một ngày hai. Thứ kinh nghiệm ấy, phải viết một cuốn sách mới chuyển tải hết được.
Những tháng ngày lang thang tìm hiểu về thú câu sông, tôi nhận thấy, ở hạ nguồn sông Hồng, giới câu kẹo nhắc nhiều đến một cần thủ cũng tên là Vinh, nhưng là Vinh “Cầu Bo”. Giới câu cá ở câu lạc bộ câu cá tỉnh lẻ này tôn Vinh “Cầu Bo” lên hàng sư phụ về nghệ thuật câu chép sông.
Vinh bảo: “Để câu được chép sông, tớ phải mất 15 năm vác cần đi thả khắp các dòng sông. Tập tính của loài cá chép thì phải hiểu chân tơ kẽ tóc. Nói không ngoa, mình phải đọc được suy nghĩ của con cá chép đang bơi lội dưới sông sâu kia”.
Cứ rỗi việc là Vinh “Cầu Bo” lại cưỡi chiếc xe máy cà tàng đi khắp đất Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định. Điểm câu nào có chép khủng dọc con sông Hồng, sông Thái Bình và các nhánh sông Trà Lý, sông Hóa anh đều nắm rõ.
Vinh bảo: “Tớ mang cần lên Lào Cai câu chép thì thua anh em trên đó, nhưng anh em trên đó vác cần về vùng xuôi đảm bảo móm cả năm”.
Theo Vinh, sông ở Lào Cai dù nước chảy mạnh, nghệ thuật câu có phần hoang dã, nhưng cá có nhiều, còn ở đồng bằng, nước chảy nhẹ hều, ghềnh thác không có, lưới vét, điện kích càn quét khắp nơi, đến con đòng đong, con tép còn bị bắt sạch, thì kiếm đâu ra cá lớn.
Thế nhưng, chẳng hôm nào ôm cần ngồi bờ sông, mà Vinh “Cầu Bo” không xách về vài con chép khủng. Nhiều bữa trúng quả, anh câu được cả tạ cá chép, toàn loại nặng vài kg.
Hạ nguồn sông Hồng có đặc điểm khá thú vị, là ảnh hưởng của thủy triều. Thủy triều xuống, nước chảy ra biển, thủy triều lên, nước chảy ngược vào sông.
Những ngày thủy triều gọi là con nước. Con nước thay đổi theo quy luật. Thợ câu phải xem con nước và chọn chỗ phù hợp quăng cần, mới kéo được cá.

Điểm câu anh chọn, thường là cửa cống của những con sông nhỏ, nơi giao với sông Hồng , sông Trà Lý. Điểm câu phải thật sâu, bên dưới nhiều hang hốc, đá hộc, thậm chí các rọ đá để chống xói lở. Vị trí đó, dân đánh điện, lưới quét bó tay, nên cá chép, loài cá cực nhát tìm đến trú ẩn.
Khi thủy triều lên xuống, nước vào ra, bầy cá chép khủng sẽ từ sông lớn tìm vào sông nhỏ ăn mồi. Tại đó, Vinh “Cầu Bo” đã thả mồi đợi cá. Mồi câu cá của Vinh là một bí quyết, nhưng anh tiết lộ rằng, không thể thiếu được giun xay thành bột. Giun vốn đã tanh nồng, xay thành bột, lan tỏa trong dòng nước chảy liu riu, càng hấp dẫn bọn chép.
Thứ mồi điệu nghệ ấy, được anh nắm vào chùm lưỡi to cỡ quả trứng gà. Những chiếc lưỡi nhỏ được giấu tinh tế trong nắm mồi. Chép ta thấy mùi thơm liền mò đến, hút thứ hợp chất tinh bột thơm ngon ấy vào trong miệng. Nó đâu biết rằng, những chiếc lưỡi buộc dây dù mềm mại ẩn trong nắm mồi rã ra, chui tọt vào miệng nó.

Chi tiết >>…

Lẩu cá chép món ăn ưu thích ngày tết

6:34 PM |
Lẩu là lựa chọn đầu tiên mỗi khi trời lạnh, phù hợp với các buổi gặp gỡ bạn bè, gia đình hay người thân. Lẩu cá thường bị quan niệm rằng vị hơi bị tanh, không ngon, nhưng nếu biết chế biến, món lẩu hoàn toàn sẽ không có vị tanh, mà lại có vị ngon rất đặc trưng

1.Nguyên liệu 
  • Cá chép: 1 con khoảng 0,8kg - 1kg, đi câu cá có thể câu được cá chép từ 1-3kg.
  • Nước lẩu: Nước dùng (nước xương ninh) , dứa: 1 quả , nấm rơm: 1 lạng  ,cà chua: 1 quả , hành khô, gừng, nghệ , măng củ: 2 lạng , me quả: 2 quả ,rau thì là, cần, tỏi tây , nấm hương , rượu trắng . gia vị, nước mắm, hạt tiêu, ớt tươi
  • Các loại rau ăn kèm: Rau cải thảo, rau cải cúc , dọc mùng, rau cải chíp .
 2.Cách làm
  • Sơ chế cá :Rửa sạch cá, lọc phần thịt 2 bên thân cá, thái lát mỏng
  • Tẩm ướp cá Ướp cá với gia vị, hạt tiêu, gừng, 1 chút rượu trắng
  • Sơ chế các nguyên liệu còn lại -Rửa sạch các loại rau -Thái lát gừng, hành khô; nghệ giã nhỏ -Măng củ thái lát -Nấm bổ làm 3 -Cà chua bổ cau -Dứa thái miếng -Dọc mùng tước vỏ, thái miếng, bóp cùng với muối và nghệ -Nấm hương ngâm nở, rửa sạch
  • Làm nước lẩu -Xương ninh lấy nước dùng -Xào nhân: Phi thơm hành khô, gừng, cho tiếp nấm hương, nấm rơm, cà chua, măng củ xào lẫn, nêm gia vị, nước mắm, hạt tiêu, cho 1 chút rượu trắng vào đốt lấy mùi thơm. -Cho nhân trên vào nước dùng, nêm thêm dứa, me quả, cần tỏi tây thái khúc, rau thì là, ớt tươi, nêm lại gia vị vừa ăn Khi ăn nhúng cá vào nước lẩu và ăn kèm các loại rau. Chúc các bạn ngon miệng!
Lời khuyên & Cảnh báo - Có thể dùng các loại cá khác như cá quả, cá trình - Phần đầu và xương cá chép có thể rán qua cho vào nước lẩu - Nếu có thể ăn cay, cho ớt tươi và sa tế vào nước lẩu

Chi tiết >>…

Lẩu chua cá lăng món ăn ưu thích tốt cho sức khỏe

6:15 PM |
Lẩu cá lăng làm nức lòng thực khách bởi hương vị thơm ngon, đậm đà còn giúp giải nhiệt ngày hè. Một trong những thực đơn “hút” người ăn bởi công dụng giảm cân và chữa bệnh tuyệt vời. Nếu được  thưởng thức lẩu cá lăng quả là tuyệt vời. Cá lăng cũng có thể kho cũng rất ngon. Để làm cá kho ngon thì bạn phải tẩm ướp gia vị cũng như khi kho thì kho nhỏ lửa và nhừ xương cá sẽ rất ngon và thơm.
Cá lăng là một loại cá nước ngọt, sống ở vùng sông suối, thác ghềnh nên thịt cá rất săn chắc và thơm ngon, tạo ra hương vị đặc trưng của món lẩu cá lăng ấm lòng thực khách. Ngoài ra cá lăng còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, bổ sung vi chất rất tốt cho sức khỏe và giảm cân. Đặc biệt vào ngày hè nóng bức này, việc chế biến một nồi lẩu cá lăng ăn chung với bún cùng rau bìm bịp thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.
Ở Việt Nam, cá lăng sinh sống chủ yếu ở các vùng sông suối, thác ghềnh… nhiều nhất là vùng núi Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên, sông Đồng Nai… Nhờ sinh sống trong môi trường tự nhiên nên thịt cá săn chắc, ăn có vị ngọt và không có mùi tanh nên rất được ưa thích. Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, cá lăng nấu lẩu phải là loại cá còn sống vừa được đánh bắt lên.Sướng nhất là câu cá lăng rồi tự làm lấu thì thật tuyện vời.

Cá lăng sau khi làm sạch được để nguyên con hoặc thái thành lát tùy theo sở thích của từng người. Cá được chần sơ qua nước sôi để thịt cá được săn lại. Phi thơm một ít dầu với hành băm và tỏi, tiếp đến cho cà chua, măng tươi và cá vào đảo sơ, nêm ít gia vị rồi để nhỏ lửa cho cá được thấm. Tiếp đến cho nước hầm xương đã đun sôi vào nồi lẩu rồi tiếp tục đun sôi.
Ăn kèm với món lẩu chua thơm ngon này không thể thiếu rau bìm bịp, một loại rau dại có nhiều trong các cánh rừng ở đây. Theo dân gian, rau bìm bịp là một loại thuốc có tác dụng chữa trị bệnh gút, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Người dân thường dung lá thân tươi giã nhuyễn chữa sưng đau, cầm máu, bong gân, gẫy xương kín…
Cách chế biết lẩu cá lăng

Lẩu cá lăng ngon lạ
1.Nguyên liệu:
  • 1 kg cá lăng
  • 300g măng chua
  • Hành tím, tỏi, ớt, chanh
  • 3 trái cà chua, 1 ít me
  • 200g rau bìm bịp
  • 1 lít nước lèo
  • Rau nêm: Ngò gai, rau ngổ
  • Gia vị: Bột ngọt, bột nêm, nước mắm
2.Cách làm:
Bước 1: Cá lăng sau khi làm sạch cắt khúc hoặc để nguyên con tùy theo to nhỏ. Cá chần sơ qua nước sôi để thịt săn lại.
Bước 2: Phi thơm một ít dầu với hành băm và tỏi, tiếp đến cho cà chua, măng chua, cá vào đảo sơ, nêm ít gia vị rồi để nhỏ lửa cho cá được thấm.
Bước 3: Đun sôi lại nước trụng cá rồi cho cá vừa phi thơm vào, sôi lên vớt bọt cho thêm nước cốt me vào tạo độ chua. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn, cho rau ngò gai, ngổ và ớt vào.
Bước 4: Để nồi lẩu sôi nhỏ lửa ăn kèm với bún, mì và rau bìm bịp. Chấm cá với nước mắm mặn ớt thật cay.
Ăn kèm với món lẩu cá lăng thơm ngon này không thể thiếu rau bìm bịp để tạo ra hương vị đặc trưng của món ăn. Ngoài ra, rau bìm bịp còn có tác dụng chữa bệnh như giảm cân, chữa trị bệnh gút, hạ sốt, chống viêm, cầm máu. Một cách ăn uống đủ chất thông minh rất tốt cho sức khỏe của bạn và giảm cân hiệu quả.
Chi tiết >>…