Lịch đã lên, “súng, đạn” đã sẵn sàng, những
tay
câu cá thể thao chuyên nghiệp của Sài Gòn và một số tỉnh thành khác
đang nóng lòng chờ ăn cái tết xong là lại vào mùa săn cá “khủng” ở Côn Đảo. Bởi chỉ có Côn Đảo là nơi thoả mãn được niềm đam mê câu kéo bất tận của họ...
Những tay câu lão luyện trong “nghề chơi” lắm công phu này, như “lão
tướng” Hồ Văn Hán, Tuấn Hàng Xanh, Hưng Cận... hẳn phải đã có làm một kỷ
mười năm ngày bắt đầu khám phá và chinh phục đàn cá dữ ở Côn Đảo vào
năm ngoái. Chính vì vào năm 2003, một cơ duyên đã đưa thuyền trưởng Trần
Văn Khánh, một dân câu chuyên nghiệp ở Côn Đảo và các tay câu tài tử
này (lúc ấy) gặp nhau.
Các thành viên của câu lạc bộ câu cá Bốn số chín (4so9) kể trên hẳn
còn nhớ đến cái lúc cứ thả mồi xuống là cá cắn câu gục cả đầu cần. Những
chuyến câu kéo dài tuần lễ hay mười bữa là chuyện thường. Câu đến chán
chê mê mỏi, với thành quả dồn lại cả chuyến của cỡ bốn, năm tay câu là
đến cả... tấn cá!
Cái cảm giác mạo hiểm, chinh phục có khá đầy đủ hương vị như của lão
ngư người Cuba trong “Ngư ông và biển cả” của Hemingway! Có tiếng rít xé
gió của dây câu, có tiếng ro ro của mobin tuôn dây, có những cuộc chiến
diễn ra hàng giờ với các loài “thuỷ quái” như trong những tập phim
River Monsters trên truyền hình...
Những kỷ lục
Rất nhiều kỷ lục câu cá bằng cần của các cần thủ Việt Nam được thực
hiện ở Côn Đảo. Người nắm giữ kỷ lục ấy chắc chắn là “lão tướng” Hồ Văn
Hán với con cá đuối nặng hơn một tạ vào khoảng năm 2008. Như trong các
bộ phim “kinh dị” về câu cá khủng của nước ngoài, con cá đuối này đã
buộc thuyền trưởng Khánh phải kéo neo nổ máy nương theo. Sau hàng giờ
đánh vật, “chiếc phảng” của đại dương này mới chịu khuất phục và được
đưa lên, nằm chiếm trọn cả một phần ba boong tàu.
Người phá sâu các kỷ lục về câu cá mú trước đó là tay câu Huỳnh Phong
của thành phố Biên Hoà, thực hiện vào tháng 6.2011. Đó là thời điểm tay
câu này thử nghiệm một kiểu câu nửa chìm nửa nổi và tình cờ bắt được
chú cá mú có trọng lượng sau khi đã cấp đông vài ngày và đưa về... nhà
hàng là 54 kg.
Cần phải biết cá mú lớn là loài rất khó câu được, vì chúng rất mạnh
mẽ và thường có hang hoặc sống ẩn vào các xác tàu đắm, khi dính câu
thường chạy trở vào hang làm đứt dây câu. Cá to dĩ nhiên sẽ tuôn dây cho
bằng hết, và chỉ có cách nhổ neo nổ máy đuổi theo là mới có khả năng
bắt được chúng. Và cũng phải qua một quá trình đánh vật với ba, bốn tay
câu cả giờ thay phiên nhau chiến đấu với loài “thuỷ quái” này...
Đối với các tay câu, việc đạt được một kỷ lục về một loại cá nào đó
chính là một hạnh phúc mà họ có thể kể đến... đời con, đời cháu. Như tay
câu Hưng Cận, người còn giữ kỷ lục câu được con cá thu dài gần hai mét,
nặng đến 20 kg...
Manh nha môn thể thao câu cá
Hiện nay, có lẽ chỉ ở Côn Đảo thì môn thể thao
câu cá mới được tổ
chức tương đối bài bản. Từ chiếc ghe câu của thuyền trưởng Khánh, hiện
nay riêng kiểu tổ chức dịch vụ câu cá như kể trên, đã có thêm đến 3 ghe
câu. Tất nhiên, cả 4 ghe câu này chỉ là những chiếc ghe đánh bắt thông
thường như các loại tàu ghe truyền thống chứ không phải là các loại du
thuyền chuyên dụng như nước ngoài.
Một điều dĩ nhiên nữa là các tay câu Việt Nam chưa thể đạt đẳng cấp
“catch and release” (câu và thả) như các tay câu thể thao nước ngoài.
Mấy năm trước, câu lạc bộ Bốn số chín đã từng chuẩn bị một cuộc thi câu
cá quy mô tại Côn Đảo, nhưng khi thực hiện thì gặp một số trở ngại kỹ
thuật nên đã tạm ngưng.
Chỉ có thể là Côn Đảo thì mới phát triển được môn thể thao câu cá, vì
vùng biển này khá gần bờ nhưng vẫn tương đối còn giữ được sự nguyên vẹn
môi trường sinh thái biển. Thế nhưng, thông tin từ những mùa câu gần
đây cho thấy, lượng cá đang có khuynh hướng giảm dần.
Mùa săn cá khủng sắp bắt đầu, nhưng có lẽ sẽ khó khăn hơn cho các cần thủ...
Bình luận[ 0 ]
Post a Comment